International Mother Language Day - Ngày Quốc Tế Tiếng Mẹ Đẻ
Th.hai, 20/02/2023, 14:19 Lượt xem: 2356

International Mother Language Day

 

The idea to celebrate International Mother Language Day was the initiative of Bangladesh. It was approved at the 1999 UNESCO General Conference and has been observed throughout the world since 2000.

 

UNESCO believes in the importance of cultural and linguistic diversity for sustainable societies. It is within its mandate for peace that it works to preserve the differences in cultures and languages that foster tolerance and respect for others.  

 

Multilingual and multicultural societies exist through their languages which transmit and preserve traditional knowledge and cultures in a sustainable way.

 

Linguistic diversity is increasingly threatened as more and more languages disappear.

 

Globally 40 per cent of the population does not have access to an education in a language they speak or understand. Nevertheless, progress is being made in multilingual education with growing understanding of its importance, particularly in early schooling, and more commitment to its development in public life.

 

This is also the aim of this International Day: celebrating these ways of expressing the world in its multiplicity, committing to the preservation of the diversity of languages as a common heritage, and working for quality education – in mother tongues – for all.

 

2023 celebrations


The 24th edition of International Mother Language Day will focus on the theme ‘multilingual education - a necessity to transform education’.

 

Multilingual education based on mother-tongue facilitates access to and inclusion in learning for population groups that speak non-dominant languages, languages of minority groups and indigenous languages. The event organized by UNESCO on 21 February will explore and debate on the potential of multilingualism to transform education from a lifelong learning perspective and in different contexts. The discussions will be based around the following three inter-connected themes:

 

- Enhancing multilingual education as a necessity to transform education in multilingual contexts from early childhood education and well beyond.

 

- Supporting learning through multilingual education and multilingualism in our fast-changing global contexts and in crisis situations including emergencies contexts.

 

- Revitalizing languages that are disappearing or are threatened with extinction.

 

Ngày Quốc Tế Tiếng Mẹ Đẻ

 

Ý tưởng kỷ niệm Ngày Quốc Tế Tiếng Mẹ Đẻ đề xuất bởi Bangladesh. Ý tưởng này được phê duyệt tại Đại hội đồng UNESCO năm 1999 và trở nên phổ biến trên khắp thế giới kể từ năm 2000.

 

UNESCO tin tưởng vào tầm quan trọng của sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội bền vững. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh của mình, UNESCO đã luôn nỗ lực bảo tồn sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ nhằm thúc đẩy sự tôn trọng và thấu hiểu giữa các nền văn hóa trên thế giới.

 

Xã hội đa ngôn ngữ và đa văn hóa tồn tại thông qua ngôn ngữ với mục đích truyền tải và bảo tồn kiến thức, văn hóa truyền thống một cách bền vững.

 

Sự đa dạng ngôn ngữ tiếp tục phải đối mặt với những nguy cơ khi ngày càng có nhiều ngôn ngữ biến mất.

 

Trên toàn cầu, 40% dân số không được tiếp cận với nền giáo dục bằng ngôn ngữ mà họ nói hoặc hiểu. Tuy nhiên, nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đa ngôn ngữ đang ngày một tăng lên trong cuộc sống thường ngày nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng

 

Đây cũng là mục đích của Ngày Quốc Tế Tiếng Mẹ Đẻ (21/2): tôn vinh cách nhận định và biểu đạt về thế giới bằng sự đa dạng của những ngôn ngữ khác nhau, cam kết bảo tồn sự đa dạng của các ngôn ngữ như một di sản chung và hoạt động vì nền giáo dục có chất lượng – bằng tiếng mẹ đẻ – cho tất cả mọi người.

 

Ngày Quốc Tế Tiếng Mẹ Đẻ năm 2023


Ngày Quốc tế tiếng mẹ đẻ lần thứ 24 sẽ tập trung vào chủ đề “giáo dục đa ngôn ngữ - sự cần thiết để chuyển đổi giáo dục”.

 

Giáo dục đa ngôn ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm dân cư nói ngôn ngữ khác (ngoài Quốc ngữ), ngôn ngữ của các nhóm thiểu số và ngôn ngữ bản địa trong quá trình tiếp cận với giáo dục. Sự kiện do UNESCO tổ chức vào ngày 21 tháng 2 sẽ khám phá và tranh luận về tiềm năng của đa ngôn ngữ đối với quá trình chuyển đổi giáo dục dựa trên quan điểm học tập suốt đời trong các bối cảnh khác nhau. Các cuộc thảo luận sẽ dựa trên ba chủ đề liên kết với nhau sau đây:

 

- Tăng cường giáo dục đa ngôn ngữ là cần thiết để chuyển đổi giáo dục trong bối cảnh đa ngôn ngữ từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông.

 

- Hỗ trợ học tập thông qua giáo dục đa ngôn ngữ ; Đa ngôn ngữ trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng của chúng ta và trong các tình huống khủng hoảng bao gồm cả bối cảnh khẩn cấp.

 

- "Hồi sinh" các ngôn ngữ đang mai một hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

 


“International Mother Language Day” - Unesco.org: https://www.unesco.org/en/days/mother-language

 

BTC IOE biên dịch