Zero Discrimination Day - Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử
Th.tư, 01/03/2023, 08:33 Lượt xem: 2705

Zero Discrimination Day

 

Zero Discrimination Day, which takes place on March 1 every year, is a global event headed by UNAIDS. This day is an encouragement for eradicating all forms of discrimination and promoting social inclusion. It was first celebrated on March 1, 2014.

 

On Zero Discrimination Day this year, under the theme “Save lives: Decriminalise”, UNAIDS is highlighting how the decriminalisation of key populations and people living with HIV saves lives and helps advance the end of the AIDS pandemic.

 

Criminal laws targeting key populations and people living with HIV violate people’s human rights, exacerbate the stigma people face and put people in danger by creating barriers to the support and services they need to protect their health.

 

In 2021, the world set ambitious law reform targets to remove criminal laws that are undermining the HIV response and leaving key populations behind. Recognising decriminalization as a critical element in the response, countries made a commitment that by 2025 less than 10% of countries would have punitive legal and policy environments that affect the HIV response.

 

However, despite some encouraging reforms, the world is far from achieving the target. In fact, today there are 134 countries explicitly criminalising or otherwise prosecuting HIV exposure, non-disclosure or transmission; 20 countries criminalise and/or prosecute transgender persons; 153 countries criminalise at least one aspect of sex work; and 67 countries now criminalize consensual same-sex sexual activity, according to UNAIDS. In addition, 48 countries still place restrictions on entry into their territory for people living with HIV, while 53 countries report that they require mandatory HIV testing, for example for marriage certificates or for performing certain professions. 106 countries report requiring parental consent for adolescents to access HIV testing.

 

Criminalisation drives discrimination and structural inequalities. It robs people of the prospect of healthy and fulfilling lives. And it holds back the end of AIDS.

 

We must end criminalisation to save lives.

 

Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử

 

Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử là một sự kiện toàn cầu do UNAIDS chủ trì, được tổ chức vào ngày 1/3 hàng năm. Sự kiện này nhằm xúc tiến việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và thúc đẩy việc hoà nhập xã hội, được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 1/3/2014. 

 

Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử năm nay được tổ chức với chủ đề “Hợp pháp hoá – sự cứu rỗi con người”. Thông qua đó, UNAIDS muốn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc phi hình sự hoá nhóm người có nguy cơ cao và những người đã nhiễm HIV trong việc cứu giúp cũng như thúc đẩy việc chấm dứt đại dịch AIDS.

 

Luật Hình sự nhằm vào nhóm người có nguy cơ cao và những người nhiễm HIV đã vi phạm quyền con người, khiến họ phải đối mặt với sự kì thị tăng cao và đẩy họ đến bờ vực nguy hiểm bởi những rào cản trong việc tiếp cận sự hỗ trợ, những dịch vụ cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của mình.

 

Năm 2021, thế giới đặt ra những mục tiêu cải cách luật pháp đầy tham vọng nhằm xoá bỏ những điều luật hình sự gây cản trở việc ứng phó với HIV cũng như bỏ lại nhóm người có nguy cơ cao nhiễm HIV. Nhận thức được việc phi hình sự hoá là yếu tố then chốt trong việc ứng phó với HIV, các quốc gia cam kết đến năm 2025, chỉ có dưới 10% quốc gia thực hiện những điều luật cũng như chính sách gây ảnh hưởng tới việc ứng phó với HIV.

 

Dẫu vậy, trước những cải cách đáng khích lệ đó, thế giới vẫn còn cách mục tiêu một chặng đường dài. Theo UNAIDS, trên thực tế, còn 134 quốc gia vẫn còn hình sự hoá hoặc truy tố việc phơi nhiễm, che giấu hoặc lây lan HIV; 20 quốc gia hình sự hoá hoặc tiến hành truy tố những người chuyển giới; 153 quốc gia hình sự hoá ít nhất một khía cạnh của hoạt động mại dâm và 67 quốc gia hiện nay vẫn hình sự hoá hành động quan hệ tình dục đồng giới có sự đồng thuận. Ngoài ra, 48 quốc gia vẫn hạn chế những người nhiễm HIV nhập cảnh, 53 quốc gia yêu cầu giấy xét nghiệm HIV bắt buộc cho những việc như đăng kí kết hôn hoặc làm một số ngành nghề nhất định. 106 quốc gia yêu cầu sự đồng thuận của phụ huynh để thanh thiếu niên tiếp cận với việc xét nghiệm HIV.

 

Việc hình sự hoá dẫn tới sự phân biệt đối xử và gây ra bất bình đẳng xã hội. Nó cũng cướp đi cơ hội được sống khoẻ mạnh và hạnh phúc của con người, cũng như kìm hãm những nỗ lực nhằm chấm dứt AIDS.

 

Chúng ta cần phi hình sự hoá HIV để cứu lấy những sinh mệnh!

 

Zero Discrimination Day 2023 – unaids.org: https://www.unaids.org/en/2023-zero-discrimination-day 

 

BTC IOE biên dịch