>>> THAM GIA SỰ KIỆN HALLOWEEN TẠI ĐÂY <<<
Every year on October 31, adults listen for the sound of a knock on their door from costumed children, arms outstretched with a bag open for candy. In modern times, trick-or-treating has become a nearly sacred Halloween tradition in the United States.
Yet historians say the origins of kids begging their neighbors for food may date back to ancient Celtic celebrations or even a long-lost Christmas custom. And the phrase itself dates back to the 1920s, when Halloween pranks once set entire cities on edge. Here’s how trick-or-treating evolved.
The origin of Halloween
Halloween is thought to date back more than 2,000 years to Samhain, a Celtic New Year’s Day that fell on November 1. Demons, fairies, and spirits of the dead were thought to walk the Earth the night before when the separation was thin between the worlds of the living and the dead.
People take part in a sunset ceremony for Samhain in Glastonbury, England, in 2017. The Celtic festival—which later became Halloween and typically includes a parade, dancing, and bonfires—marks the division between the lighter half of the year, summer, and the dark of winter.
The Celts lit bonfires and set out gifts of food, hoping to win the favor of the spirits of those who had died in the past year. They also disguised themselves so the spirits of the dead wouldn’t recognize them.
Samhain later transformed in the seventh century into All Saints’ Day or All Hallows’ Day as Christian leaders co-opted pagan holidays. But the night before continued to be observed with bonfires, costumes, and parades under the new name All Hallows' Eve—later "Halloween."
European immigrants then brought Halloween to the United States, and the celebration became popular in the 1800s, when Irish American immigration exploded. Their folk customs and beliefs merged with existing agricultural traditions, meaning Halloween dabbled in the occult, but stayed grounded in the fall harvest. Over the years, the holiday became a time for children to dress up as the ghosts their ancestors once feared.
An old cabinet photograph shows a young woman and five boys in full Halloween costume in Lexington, Oklahoma, circa 1890.
How trick-or-treating became a tradition
But how did those Celtic traditions evolve into one of children trick-or-treating in costumes for fun and candy - not for safety from spirits?
According to the fifth edition of Holiday Symbols and Customs, in as early as the 16th century, it was customary in England for those who were poor to go begging on All Souls’ Day, and children eventually took over the custom. At the time, it was popular to give children cakes with crosses on top called “soul cakes” in exchange for prayers on your behalf.
Lisa Morton, author of Trick or Treat: A History of Halloween, traced one of the earliest mentions of typical Halloween celebrations to a letter from Queen Victoria about spending Halloween around a bonfire in Scotland in 1869.
“Having made the circuit of the Castle,” the letter said, “the remainder of the torches were thrown in a pile at the south-west corner, thus forming a large bonfire, which was speedily augmented with other combustibles until it formed a burning mass of huge proportions, round which dancing was spiritedly carried on.”
Morton writes that people in the American middle class often were anxious to imitate their British cousins, which would explain a short story printed in 1870 that painted Halloween as an English holiday celebrated by children with fortune-telling and games to win treats.
However, Morton writes that it’s possible that trick-or-treating may be a more recent tradition that, surprisingly, may have been inspired by Christmas.
A popular 18th- and 19th-century Christmas custom called belsnickling in the eastern areas of the U.S. and Canada was similar to trick-or-treating: Groups of costumed participants would go from house to house to perform small tricks in exchange for food and drink. Some belsnicklers even deliberately frightened young children at houses before asking if they had been good enough to earn a treat. And other early descriptions say that those handing out treats had to guess the identities of the disguised revelers, giving food to anyone they couldn’t identify.
In the 19th century, “tricks”—such as rattling windows and tying doors shut—were often made to look as though supernatural forces had conjured them. Some people offered candy as a way to protect their homes from pranksters, who might wreak havoc by disassembling farm equipment and reassembling it on a rooftop. By the early 20th century, some property owners had even begun to fight back and lawmakers encouraged communities to keep children in check with wholesome fun.
These pranks likely gave rise to the use of the phrase “trick-or-treat.” Barry Popik, an etymologist, traced the earliest usage of the phrase in connection with Halloween to a 1927 Alberta newspaper article reporting on pranksters demanding “trick or treat” at houses.
How trick-or-treating grew popular
Trick-or-treating became widespread in the U.S. after the Second World War, when rationing ended and candy was once again readily available. The rapid development of suburban neighborhoods where it was easier than ever for kids to travel from house to house also fueled the rise of the tradition.
In the 1950s, Halloween imagery and merchandising started to reflect that popularity, and the holiday became more consumerist. Costumes went from simple, homemade attire mimicking ghosts and pirates to mass-produced costumes of beloved TV and movie characters.
As trick-or-treating’s popularity rose, adults found it far easier to hand out individually wrapped candies than apples, nuts, and homemade goodies. Candy had first made its appearance in the 1800s at American Halloween parties as taffy that children could pull, and candy is now solidified as the go-to “treat.”
By the mid 20th century, Halloween tricks of old had all but disappeared. Children just wanted candy and homeowners with their house lights on gave it to them. Those that preferred to avoid candy-giving entirely kept their lights off.
But even as Halloween became a wholesome family activity, urban myths arose in the 1960s that generated concern about whether it was really all that safe for kids to take candy from strangers. It’s difficult to trace the origins of urban myths like razor blades in apples or candy laced with drugs—although, in 1964, a New York housewife made headlines after deeming some trick-or-treaters too old and handing them packages of dog biscuits, poisonous ant bait, and steel wool.
That incident gave rise to educational programs telling children to throw away unwrapped treats, and a shift toward commercial wrapped candy, earning an incidental win for candy manufacturers.
[...]
Lịch sử ra đời hoạt động “Cho kẹo hay bị ghẹo"
Hàng năm vào ngày 31 tháng 10, khi người lớn nghe thấy tiếng gõ cửa từ những đứa trẻ hóa trang, họ sẽ đón chào chúng với một túi kẹo lớn. Ở thời kỳ hiện đại, trò chơi cho kẹo hay bị ghẹo đã trở thành một truyền thống Halloween ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, các nhà sử học cho biết nguồn gốc của hoạt động này có thể bắt nguồn từ các lễ hội Celtic cổ đại hoặc thậm chí từ một phong tục Giáng sinh đã thất truyền từ lâu. Bản thân cụm từ này có từ những năm 1920, khi những trò đùa trong lễ Halloween từng khiến cả thành phố náo loạn. Bài viết dưới đây sẽ cho biết cách trò chơi cho kẹo hay bị ghẹo trở nên thông dụng như ngày nay.
Nguồn gốc của Halloween
Halloween được cho là có nguồn gốc từ hơn 2.000 năm trước vào ngày Samhain, một ngày đầu năm mới của người Celt rơi vào ngày 1 tháng 11. Người ta cho rằng quỷ dữ, tiên nữ và linh hồn người chết sẽ đi lại trên Trái đất vào cái đêm mà ranh giới giữa thế giới của người sống và người chết trở nên mỏng manh.
Mọi người tham gia lễ hoàng hôn cho lễ Samhain ở Glastonbury, Anh, vào năm 2017. Lễ hội Celtic - sau này trở thành Halloween và thường bao gồm diễu hành, khiêu vũ và đốt lửa trại - đánh dấu sự phân chia giữa mùa hè rực rỡ và mùa đông tối tăm.
Người Celt đốt lửa trại và bày ra những món quà là thức ăn, hy vọng sẽ giành được sự ưu ái của linh hồn những người đã chết trong năm qua. Họ cũng cải trang để linh hồn người chết không nhận ra họ.
Sau đó, vào thế kỷ thứ bảy, lễ Samhain đã chuyển đổi thành Ngày lễ các thánh, khi các nhà lãnh đạo Cơ đốc giáo tiếp thu các ngày lễ ngoại giáo. Nhưng đêm trước đó vẫn tiếp tục được tổ chức với lửa trại, hóa trang và diễu hành dưới cái tên mới là All Hallows' Eve - sau này là "Halloween".
Những người nhập cư châu Âu sau đó đã mang Halloween đến Hoa Kỳ và lễ kỷ niệm này trở nên phổ biến vào những năm 1800, khi làn sóng nhập cư của người Mỹ gốc Ireland bùng nổ. Phong tục và tín ngưỡng dân gian của họ đã hòa nhập với các truyền thống nông nghiệp hiện có, nghĩa là Halloween đã pha trộn với sự huyền bí, nhưng vẫn dựa trên cơ sở vụ thu hoạch mùa thu. Qua nhiều năm, ngày lễ này đã trở thành thời điểm để trẻ em hóa trang thành những hồn ma mà tổ tiên chúng từng sợ.
Một bức ảnh chụp tủ cũ cho thấy một phụ nữ trẻ và năm cậu bé trong trang phục Halloween đầy đủ ở Lexington, Oklahoma, vào khoảng năm 1890.
Lễ xin kẹo đã trở thành một truyền thống như thế nào
Nhưng làm thế nào mà những truyền thống của người Celt đó lại phát triển thành một truyền thống về trẻ em xin kẹo trong trang phục để vui chơi và ăn kẹo, chứ không phải để trốn khỏi các linh hồn?
Theo ấn bản thứ năm của Holiday Symbols and Customs, vào đầu thế kỷ 16, người nghèo ở Anh có tục lệ đi ăn xin vào Ngày lễ các linh hồn và trẻ em cuối cùng đã tiếp thu tục lệ này. Vào thời điểm đó, người ta thường tặng trẻ em những chiếc bánh có hình thánh giá ở trên cùng, được gọi là "bánh linh hồn" thay cho lời cầu nguyện.
Lisa Morton, tác giả của Trick or Treat: A History of Halloween, đã tìm hiểu về một trong những lần đầu tiên lễ kỷ niệm Halloween được đề cập đến trong một lá thư của Nữ hoàng Victoria về việc tổ chức Halloween quanh đống lửa trại ở Scotland vào năm 1869.
Bức thư viết rằng "Sau khi đi một vòng quanh Lâu đài, những ngọn đuốc còn lại được ném thành một đống ở góc tây nam, tạo thành một đống lửa trại lớn và ngọn lửa nhanh chóng trở nên rực rỡ hơn bằng các chất đốt khác cho đến khi tạo thành một ngọn lửa khổng lồ, xung quanh đó mọi người nhiệt tình nhảy múa".
Morton viết rằng những người trong tầng lớp trung lưu Mỹ thường rất muốn phỏng theo những người anh Anh quốc, điều lý giải cho việc một truyện ngắn được in năm 1870 mô tả Halloween là một ngày lễ của người Anh được trẻ em tổ chức với trò bói toán và trò chơi để giành được đồ ăn.
Tuy nhiên, Morton cho rằng có thể trò cho kẹo hay bị ghẹo là một truyền thống mới đây, và rất có thể được lấy cảm hứng từ Giáng sinh.
Một phong tục Giáng sinh phổ biến vào thế kỷ 18 và 19 được gọi là belsnickling ở các vùng phía đông của Hoa Kỳ và Canada cũng tương tự như trò cho kẹo hay bị ghẹo: Các nhóm người tham gia hóa trang sẽ đi từ nhà này sang nhà khác để biểu diễn những trò nhỏ để đổi lấy đồ ăn và đồ uống. Một số belsnickler thậm chí còn cố tình dọa trẻ nhỏ ở nhà trước khi hỏi xem chúng có đủ ngoan để được thưởng đồ ăn không. Và những mô tả ban đầu khác cho biết những người phát đồ ăn phải đoán danh tính của những người tham gia cải trang và phải tặng đồ ăn cho bất kỳ ai mà họ không thể đoán đúng.
Vào thế kỷ 19, “trò đùa” - chẳng hạn như rung cửa sổ và buộc chặt cửa ra vào - thường được thực hiện dưới danh nghĩa các thế lực siêu nhiên. Một số người tặng kẹo như một cách để bảo vệ ngôi nhà của họ khỏi những kẻ thích chơi khăm, những kẻ có thể phá hoại bằng cách tháo rời thiết bị nông trại và và đem chúng lắp trên mái nhà. Đến đầu thế kỷ 20, một số chủ đất đã bắt đầu phản kháng và các nhà lập pháp khuyến khích cộng đồng kiểm soát trẻ em bằng những trò vui lành mạnh.
Những trò đùa này có thể đã dẫn đến việc sử dụng cụm từ "cho kẹo hay bị ghẹo". Barry Popik, một nhà nghiên cứu nguồn gốc từ ngữ trong xã hội, đã lần theo dấu vết sử dụng sớm nhất của cụm từ này liên quan đến Halloween và tìm thấy một bài báo trên tờ Alberta năm 1927, đưa tin về những kẻ thích chơi khăm thực hiện trò chơi "cho kẹo hay bị ghẹo" tại các ngôi nhà.
Tại sao việc cho kẹo hay bị ghẹo trở nên phổ biến
Cho kẹo hay bị ghẹo trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ hai, khi chế độ phân phối kết thúc và kẹo một lần nữa lại có sẵn. Sự phát triển nhanh chóng của các khu dân cư ngoại ô, nơi trẻ em dễ dàng di chuyển từ nhà này sang nhà khác cũng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này.
Vào những năm 1950, hình ảnh và hoạt động bán hàng trong lễ Halloween bắt đầu phản ánh sự phổ biến đó và việc mua sắm vào ngày lễ này trở nên phổ biến hơn. Trang phục đã chuyển từ trang phục tự chế đơn giản mô phỏng ma và cướp biển sang trang phục sản xuất hàng loạt mô phỏng các nhân vật nổi tiếng trong phim.
Khi hoạt động cho kẹo hay bị ghẹo ngày càng phổ biến, người lớn thấy rằng việc phát kẹo dễ hơn nhiều so với táo, hạt và đồ ăn nhẹ tự làm. Kẹo lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1800 tại các bữa tiệc Halloween của Mỹ dưới dạng kẹo kéo mà trẻ em có thể kéo và kẹo hiện đã trở thành "món ăn vặt" được ưa chuộng.
Đến giữa thế kỷ 20, các trò chơi khăm cũ dịp Halloween đã gần như biến mất. Trẻ em chỉ muốn kẹo và những người chủ nhà với ánh đèn được bật sáng trưng, đã tặng cho chúng. Những người không muốn cho kẹo thì sẽ tắt đèn hoàn toàn.
Nhưng ngay cả khi Halloween trở thành một hoạt động gia đình lành mạnh, những câu chuyện thần thoại đô thị đã xuất hiện vào những năm 1960, gây ra mối lo ngại về việc liệu trẻ em có thực sự an toàn khi lấy kẹo từ người lạ hay không. Thật khó để lần ra nguồn gốc của những câu chuyện thần thoại đô thị như lưỡi dao cạo trong táo hay kẹo tẩm thuốc, mặc dù, vào năm 1964, một bà nội trợ ở New York đã trở thành tâm điểm sau khi cho rằng một số người đi xin kẹo quá già và đưa cho họ những gói bánh quy cho chó, có thuốc diệt kiến và có những mảnhn kim loại vụn.
Sự cố đó đã dẫn đến các chương trình giáo dục yêu cầu trẻ em vứt bỏ những đồ ăn không có giấy gói và chuyển sang sử dụng kẹo đóng gói thương mại, mang lại lợi ích từ trên trời rơi xuống cho các nhà sản xuất kẹo.
[...]
BTC IOE sưu tầm và biên dịch