1) Lựa chọn phim phù hợp
Bạn hãy lựa chọn bộ phim phù hợp với học viên về các mặt như lứa tuổi, trình độ, mục đích khóa học, v.v. Bạn có thể lựa chọn bộ phim mà phần lớn học viên đều háo hức muốn xem bằng cách như sau:
2) Không nhất thiết dành hết thời gian của buổi học để chiếu phim
Đừng để học viên cảm thấy nhàm chán hay mất tập trung vì một số cảnh dài dòng trong bộ phim. Bạn nên lựa chọn trước một số cảnh phim để làm ví dụ minh họa cho bài học một cách hiệu quả.
Bạn có thể chọn một đoạn đối thoại thú vị giữa hai nhân vật chính (không nên chọn những đoạn đối thoại tình cảm quá ủy mị). Phát cho học viên các đoạn đối thoại để đọc trước khi chiếu phim (Có thể tìm được lời thoại của bộ phim trên các trang web về điện ảnh hay trang web của bộ phim).
Đến đoạn phim có cảnh đối thoại này, bạn hãy dừng chiếu phim và cho học viên đoán xem từng lời thoại của các nhân vật hoặc tiếp tục chiếu phim và yêu cầu học viên chép chính tả đoạn đối thoại. Có thể phát lại đoạn phim trên (có phụ đề) để học viên kiểm tra lại bài chép chính tả của mình.
3) Không nên chỉ coi bộ phim là một bài luyện kỹ năng nghe
Thông qua bộ phim, học viên có thể học được nhiều điều ví dụ như các phong tục tập quán văn hóa, từ vựng, các hiện tượng ngữ pháp, các câu đối thoại, v.v. hơn là chỉ luyện kỹ năng nghe. Sau đây là một số hoạt động mà bạn có thể yêu cầu cả lớp thực hiện
Sau buổi học, bạn hãy yêu cầu mỗi học viên viết cảm tưởng, suy nghĩ về bộ phim, một cảnh hay một nhân vật trong phim. Đây sẽ là một bài tập luyện và kiểm tra kĩ năng viết của học viên
Nếu bộ phim có các phiên bản khác nhau, hãy cho học viên xem tất cả các phiên bản đó và yêu cầu học viên so sánh các diễn viên cũng như nội dung, diễn biến, chất lượng của các phiên bản này. Nếu kịch bản phim được dựa trên một tác phẩm văn học, hãy yêu cầu học viên so sánh các tình tiết trong phim, sự diễn xuất của diễn viên với nội dung và các nhân vật trong tác phẩm văn học đó. Đây là một bài tập luyện kỹ năng phân tích và diễn đạt cho học viên. Bạn có thể yêu cầu học viên thực hiện bài tập này theo nhóm hoặc theo từng cá nhân.
Nếu bộ phim có phụ đề bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, bạn có thể cho học viên xem một đoạn phim với phụ đề tiếng Anh và yêu cầu dịch sang tiếng Việt, sau đó bật phụ đề tiếng Việt để học viên đối chiếu với bản dịch của mình. Đây sẽ là một bài tập dịch rất hiệu quả.
Qua hoạt động chiếu phim bạn không những củng cố các kĩ năng tiếng Anh cho học viên mà còn tăng vốn tri thức văn hóa xã hội và giao tiếp của họ. Tuân thủ các quy tắc, kết hợp với đa dạng hóa các loại hình bài tập sẽ khiến cho bài học thực sự hiệu quả và bổ ích.