Để giỏi tiếng Anh - không khó chút nào
CN, 02/07/2017, 07:00 Lượt xem: 5706

* Bạn tiếp xúc tiếng Anh lần đầu tiên vào thời điểm nào? Đâu là bước đệm để từ một người xài tiếng Anh "ba chớp ba nhoáng" trở thành một kẻ nói tiếng Anh "như gió"?

- Mình biết đến tiếng Anh khi còn học lớp 1 hay lớp 2 gì đó, người đầu tiên dạy cho mình bặp bẹ những chữ đầu tiên là mẹ. Mình còn nhớ chữ đầu tiên mà mình học được là "apple", bởi thời điểm đó mình thích ăn táo nhất.
Từ thời điểm đó cho đến hết lớp 12, tiếng Anh mình rất xoàng chỉ ở mức trung bình, không đến đâu. Kể từ lúc xuống Sài Gòn, nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh đối với tương lai nghề nghiệp thêm vào đó không có IELTS 6.5 hay TOEFL 580 trở lên thì không thể nào tham gia hình thức du học tại chỗ ở RMIT Việt Nam, do đó mình đã quyết tâm theo đuổi TOEFL. Vốn tiếng Anh của mình được nâng lên từ đó.

* Nhiều người bảo, để giỏi tiếng Anh thì nên đến các trung tâm ngoại ngữ "xịn" để học. Người khác lại bảo phải chịu khó ra khu phố Tây để "luyện" với Tây ba lô. Người khác nữa thì bảo chịu khó xem phim hoặc xem ti vi, nghe đài phát thanh… bằng tiếng Anh. Cuối cùng thì bí quyết của bạn nằm ở đâu?

Tất cả những điều bạn nói đều đúng và tốt nhất là nên kết hợp tất cả. Thật ra bí quyết của chính mình nằm ở hai chữ "siêng năng" và "trải nghiệm". Xem phim bằng tiếng Anh, nghe nhạc bằng tiếng Anh, thậm chí lúc làm việc nhà cũng bấm cho máy chạy không không để giúp nâng cao kỹ năng nghe và nói. Bởi lúc đó, nghe đối với bạn có thể trở thành quán tính nhờ đó bạn nói tiếng Anh có phần giống người bản xứ hơn. Luyện nói nhiều sẽ giúp bạn nói lưu loát và mạnh dạn hơn.

Đọc báo tiếng Anh nhiều để nâng cao kỹ năng đọc hiểu cũng như gia tăng vốn từ vựng. Những kinh nghiệm này mình được truyền đạt từ Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn, nơi mình học tiếng Anh đầu tiên sau khi rời trường cấp 3 ở Đà Lạt. Ngày đó, hầu như ngày nào mình cũng túc trực ở phòng lab của Cleverlearn, hết truy cập vô ngân hàng đề thi TOEFL để làm các bài thi thử rồi thì sử dụng các công cụ kỹ thuật cao để hỗ trợ việc học như Clevercourse, từ điển Clicktionary, thậm chí mình còn chơi game để học từ vựng nữa.

Cleverlearn là một trung tâm, theo mình đánh giá, có những phần mềm hỗ trợ học tiếng Anh khá hay và độc đáo. Ngoài ra, định hướng cho bạn học tiếng Anh của trung tâm này cũng rất thực tiễn đó là họ hướng học viên học tiếng Anh không chỉ tại trường lớp mà còn qua tất cả những giao tiếp thông thường hằng ngày với thông điệp bạn không thể học tiếng Anh liên tục trong 5 tiếng đồng hồ nhưng bạn hoàn toàn có thể "luyện phim" Mỹ trong 5 tiếng đồng hồ.

* Bạn có học ngoại ngữ phụ nào không? Theo bạn, liệu rằng giỏi tiếng Anh thôi thì đã đủ chưa, hay cần phải rèn luyện thêm nhiều ngoại ngữ khác nữa?

- Biết càng nhiều ngoại ngữ thì càng tốt. Nếu có điều kiện thì mình sẽ tìm hiểu thêm tiếng Trung Quốc hoặc Nhật. Gia nhập WTO, tiềm năng từ các đối tác đến từ các quốc gia trên là rất lớn. Hơn nữa một khi đã có quá nhiều người thông thạo tiếng Anh, thì biết thêm ngôn ngữ khác chính là một lợi thế cạnh tranh của các bạn để được tuyển vào các vị trí "béo bở" tại các doanh nghiệp. Nếu không có điều kiện thì chỉ đầu tư thật tốt cho tiếng Anh cũng đủ rồi, lúc đó là dù không có chiều rộng (nhiều ngoại ngữ) ta cũng đã có chiều sâu (tiếng Anh thật giỏi).

* Nếu tôi đã từng giỏi tiếng Anh, mà lâu quá không dùng, quên gần hết, làm thế nào để "hồi phục" lại?

- Thật ra, theo mình nghĩ đã là kiến thức ngấm vào đầu thì không mất đi được. Tình huống bạn đặt ra cũng như vốn tiếng Anh của bạn đã bị "ngủ quên" và nhiệm vụ của bạn là làm sao để "đánh thức" nó dậy. Trong thời kỳ bùng nổ thông tin toàn cầu như ngày nay, chúng ta luôn có cơ hội và điều kiện để tiếp xúc với tiếng Anh: đọc báo tiếng Anh để trau dồi kiến thức và cập nhập tin tức, xem phim và nghe nhạc bằng tiếng Anh, bạn cũng có thể sử dụng voice chat để được giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản ngữ.

 

Source: Suutam