Determination And Persistence (Quyết tâm và lòng kiên trì)
Th.sáu, 21/04/2017, 07:00 Lượt xem: 5114

In 1883, a creative engineer named John Roebling was inspired by an idea to build a spectacular bridge connecting New York with the Long Island. However bridge building experts throughout the world thought that this was an impossible feat and told Roebling to forget the idea. It just could not be done. It was not practical. It had never been done before.

Vào năm 1883, một kĩ sư đầy sáng tạo có tên là John Roeblking đã nghĩ ra ý tưởng xây dựng một cây cầu ngoạn mục nối liền New York và Long Island. Tuy nhiên các kĩ sư về xây dựng cầu trên khắp thế giới đều cho rằng đó là điều không thể và bảo Roebling hãy quên ý tưởng đó đi. Điều đó không thể thực hiện được. Nó không hề thực tế tí nào. Chưa từng ai làm như thế cả.

Roebling could not ignore the vision he had in his mind of this bridge. He thought about it all the time and he knew deep in his heart that it could be done. He just had to share the dream with someone else. After much discussion and persuasion he managed to convince his son Washington, an up and coming engineer, that the bridge in fact could be built.

Roebling không thể lờ đi viễn cảnh mình đã có sẵn trong đầu về cây cầu này. Lúc nào ông cũng suy nghĩ về nó và ông tin chắc từ sâu thẳm trái tim mình rằng việc này có thể làm được. Ông chỉ cần chia sẻ giấc mơ này với một người khác. Sau nhiều lần thảo luận và thuyết phục con trai mình là Washington, một kĩ sư mới vào nghề rằng trên thực tế cây cầu vẫn có thể được xây dựng.

Working together for the first time, the father and son developed concepts of how it could be accomplished and how the obstacles could be overcome. With great excitement and inspiration, they hired their crew and began to build their dream bridge.

Lần đầu làm việc cùng nhau, hai cha con ông đã phát triển các khái niệm về việc cây cầu sẽ được xây dựng thế nào và những trở ngại nào mà họ sẽ phải đối mặt. Với sự hứng thú và đầy nhiệt tình, họ đã thuê một đội và bắt đầu xây dựng cây cầu trong mơ.

 

 

The project started well, but when it was only a few months underway a tragic accident on the site took the life of John Roebling. Washington was also injured and left with a certain amount of brain damage, which resulted in him not being able to talk or walk.

Dự án có một khởi đầu rất tốt nhưng khi vừa diễn ra được vài tháng thì một tấm thảm kịch đã xảy ra ở công trường cướp đi tánh mạng của John Roebling. Washington cũng bị thương, một phần não của anh bị tổn thương nên anh không thể đi hay nói chuyện được nữa.

"We told them so." "Crazy men and their crazy dreams." "It's foolish to chase wild visions."

"Chúng tôi đã bảo rồi mà." "Những kẻ điên rồ cũng những giấc mơ không tưởng." "Thật là ngu ngốc khi theo đuổi giấc mơ điên cuồng."

Everyone had a negative comment to make and felt that the project should be scrapped since the Roeblings were the only ones who knew how the bridge could be built.

Mọi người đều bàn tán những lời không hay và ai cũng cho rằng dự án sẽ đổ vỡ vì chỉ có người nhà Roeblings mới biết cây cầu sẽ được xây dựng thế nào.

In spite of his handicap, Washington was never discouraged and still had a burning desire to complete the bridge and his mind was still as sharp as ever. He tried to inspire and pass on his enthusiasm to some of his friends, but they were too daunted by the task.

Mặc dù bị thương tật nhưng Washington chưa bao giờ cảm thấy nhụt chí và vẫn nuôi trong mình khát vọng cháy bỏng về việc hoàn thành cây cầu. Trí óc của anh trở nên minh mẫn và sắc bén hơn bao giờ hết. Anh cố gắng để khơi nguồn cảm hứng và truyền nhiệt tình của mình cho bạn bè anh nhưng họ đều bị công việc này làm cho thoái chí.

As he lay on his bed in his hospital room, with the sunlight streaming through the windows, a gentle breeze blew the flimsy white curtains apart and he was able to see the sky and the tops of the trees outside for just a moment.

Khi anh nằm trên giường bệnh trong bệnh viện, nhìn ánh mặt trời chiếu qua những khung cửa sổ, một ngọn gió nhẹ làm lay động tấm màn trắng mỏng manh giúp anh có thể nhìn thấy bầu trời và những ngọn cây ở phía ngoài kia chỉ trong chốc lát.

 

 

It seemed that there was a message for him not to give up. Suddenly an idea hit him. All he could do was move one finger and he decided to make the best use of it. By moving this, he slowly developed a code of communication with his wife.

Có vẻ như có một lời nhắn đã được gửi đến anh bảo rằng đừng bỏ cuộc. Bỗng dưng một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu anh. Tất cả những gì anh có thể làm là di chuyển một ngón tay và anh quyết định sẽ tận dụng nó tối đa. Anh đã dùng nó để giao tiếp với vợ của mình.

He touched his wife's arm with that finger, indicating to her that he wanted her to call the engineers again. Then he used the same method of tapping her arm to tell the engineers what to do. It seemed foolish but the project was under way again.

Anh chạm vào cánh tay vợ, ngụ ý muốn nhờ cô gọi cho những người kĩ sư thêm một lần nữa. Sau đó anh gõ nhẹ lên cánh tay vợ để nói với những kĩ sư biết việc cần phải làm là gì. Nghe có vẻ ngốc nghếch nhưng dự án đã được tiếp tục theo cách đó.

For 13 years, Washington tapped out his instructions with his finger on his wife's arm, until the bridge was finally completed.

Suốt 13 năm trời, Washington đã đưa ra lời hướng dẫn của mình bằng cách gõ ngón tay lên cánh tay của vợ, cho đến khi cây cầu được hoàn tất.

Today the spectacular Brooklyn Bridge stands in all its glory as a tribute to the triumph of one man's indomitable spirit and his determination not to be defeated by circumstances. It is also a tribute to the engineers and their team work, and to their faith in a man who was considered mad by half the world. It stands too as a tangible monument to the love and devotion of his wife who for 13 long years patiently decoded the messages of her husband and told the engineers what to do.

Hôm nay đây, cây cầu ngoạn mục Brooklyn hiên ngang đứng đó như bằng chứng cho thành tựu của một người không chịu khuất phục và quyết tâm của anh ấy không bao giờ bị đánh gục dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Nó cũng là lời cảm ơn đến những người kĩ sư và nhóm của họ, cảm kích về niềm tin của một người từng bị một nửa thế giới cho là điên rồ. Nó vẫn hiện diện như là một công trình kỉ niệm hữu hình cho tình yêu và sự hi sinh của người vợ của anh, người trong suốt 13 năm trời đã kiên nhẫn giải mã những thông điệp mà chồng của mình nhắn gửi đến những kĩ sư để hướng dẫn họ cách hoàn thành cây cầu.

 

 

Perhaps this is one of the best examples of a never-say-die attitude that overcomes a terrible physical handicap and achieves an impossible goal.

Có lẽ đây là một trong những ví dụ điển hình nhất của thái độ không bao giờ từ bỏ, đã vượt qua được những khuyết tật thể xác kinh khủng để rồi đạt được một mục tiêu tưởng chừng là bất khả thi.

Often when we face obstacles in our day-to-day life, our hurdles seem very small in comparison to what many others have to face. The Brooklyn Bridge shows us that dreams that seem impossible can be realised with determination and persistence, no matter what the odds are.

Thường thì khi ta đối mặt với những nghịch cảnh trong cuộc sống hàng ngày, những khó khăn của chúng ta dường như thật nhỏ bé khi so sánh với những gì người khác đang phải trải qua. Cây cầu Brooklyn đã cho ta thấy rằng những giấc mơ tưởng chừng là không thể vẫn có thể được hiện thực hóa nhờ vào quyết tâm và lòng kiên trì, mặc kệ có trở ngại nào đi chăng nữa.

 

Source: diendandaihoc.vn