Earth Day is an annual celebration that honours the achievements of the environmental movement and raises awareness of the need to protect Earth’s natural resources for future generations. Earth Day is celebrated on April 22 in the United States and on either April 22 or the day the spring equinox occurs throughout the rest of the world.
Environmental activism during the 1960s inspired Wisconsin Sen. Gaylord Nelson to create a national celebration uniting the environmental movement. With the help of Denis Hayes, a graduate student at Harvard University, Nelson organised the first Earth Day on April 22, 1970, educating participants in the importance of environmental conservation. Attended by 20 million people across the United States, the event strengthened support for legislation such as the Clean Air Act (updated in 1970) and the Endangered Species Act (1973).
In 1990, Hayes organised a global Earth Day, with more than 200 million participants in more than 140 countries. Earth Day now brings together citizens and activists from around the world to raise awareness and take action regarding such environmental concerns as global warming and renewable energy.
Today, the Earth Day Network (EDN), which brings together more than 20,000 partners and organisations in 190 countries, supports the Earth Day mission year-round. This mission is founded on the premise that all people, regardless of race, gender, income, or geography, have a moral right to a healthy, sustainable environment. The Earth Day Network pursues this mission through education, public policy, and activism campaigns. These campaigns bring together more than 1 billion participants every year, making it one of the largest public, secular events in the world.
The Earth Day Network pursues a set of core goals:
- Broaden the meaning of environment to include issues such as climate change, green schools and environmental curricula, green jobs, and renewable energy;
- Diversify the movement by providing civic engagement opportunities at the local, state, national and global levels around the world. Recognizing that climate change impacts our most vulnerable citizens first and most severely, EDN often works with low-income communities to bring their voices and issues into the movement.
- Mobilise communities by working with partner organisations to provide opportunities for all citizens to become active in the environmental movement.
Earth Days Core Issues
This set of goals underlines Earth Day events and actions around the world, which can be organised into ten core issues.
Advocacy: Supporters encourage individuals and organisations to meet with elected officials to discuss environmental issues. The online program "Million Acts of Green," for instance, encourages visitors to adopt lifestyle changes such as composting, reducing your carbon footprint, or recycling e-waste.
Climate Change: Supporters raise awareness about climate change, human contribution to those changes, and opportunities to slow the phenomenon. Many Earth Day supporters, for instance, encourage citizens to support the landmark Paris Climate agreement, set to be signed on Earth Day 2016.
Conservation & Biology: Supporters work to conserve the world's biodiversity. On Earth Day 2010, for instance, participants in Sri Lanka planted more than 100 medicinal plants throughout the tropical rainforest at Yagirala Forest Reserve. These plants can be used by local populations and will create habitats for different organisms, enhancing the biodiversity of the island nation.
Education: Earth Day education programs provide educators, students, and the general public with resources and solutions to create a healthier, more sustainable planet. On Earth Day 2010, for instance, teachers and students in the Compostela Valley region of the Philippines participated in a day-long conference. At the conference, they learned about tree planting and care, participated in nature hikes, and presented their environmental action projects to the community.
Energy: Advocates support projects that develop renewable energy sources and technologies as means of transitioning off of nonrenewable sources, such as coal and oil. Citizens of Qatar, for example, are invited to switch off their power for one hour on Earth Day in a symbolic stance against human contributions to global warming.
Food & Agriculture: Supporters raise awareness about some farming practices, such as the use of chemical pesticides, which contribute to environmental degradation. Supporters also advocate for a greater support of organic, local, and sustainable agricultural techniques. Member organisations of this issue group include Articultores, based in Buenos Aires, Argentina, which raises awareness about urban gardening and brings citizens and youth together to plant in abandoned sites in cities.
Green Economy: Supporters advocate for the creation of green industries and jobs that are connected to renewable energy sources. For example, the Students in Free Enterprise group in Saskatchewan, Canada, sponsors a prize for student projects that make best use of recycled materials.
Green Schools: The Earth Day Network sponsors the National GREEN Schools Campaign. The GREEN Schools Campaign includes a focus on healthy school lunches, environmental classroom activities, outreach to local and national leaders, and an emphasis on sustainable building techniques.
Recycling & Waste Reduction: Supporters work to reduce the amount of waste that people produce, and increase the amount that we recycle and reuse. The Beach Bunch group of Brunei, for example, organises beach-cleaning campaigns.
Sustainable Development: Supporters promote environmental practices that respect biodiversity and the natural world. Costa Rica, for instance, has implemented the Viaje Limpio program, in which individuals and companies pay a fee for the greenhouse gases they produce through travel. This money goes to protect the rainforest, water resources, and biodiversity of Costa Rica. Viaje Limpio helps the Costa Rican economy, because biodiversity and the rain forest are important natural assets that bring thousands of tourists to the country every year.
In only 40 years, Earth Day has evolved from a single day celebrating the environmental movement in the United States to a global network that empowers more than a billion people to better understand, protect, and improve the environment. Join IOE to celebrate this special day and help protect our home - the Earth!
Ngày Trái đất là một lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những thành tựu của phong trào bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Trái đất cho thế hệ tương lai. Tại Hoa Kỳ, ngày Trái đất được tổ chức vào 22/4 còn thế giới kỷ niệm dịp này vào 22/4 hoặc ngày xuân phân.
Trong những năm 1960, những hoạt động vì môi trường đã truyền cảm hứng để Thượng nghị sĩ Wisconsin Gaylord Nelson tổ chức một lễ kỷ niệm cấp quốc gia để hợp nhất những phong trào vì môi trường. Với sự giúp đỡ của Denis Hayes, một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Harvard, Nelson đã tổ chức Ngày Trái đất đầu tiên vào 22/4/1970 nhằm giáo dục những người tham dự về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Với sự tham gia của 20 triệu người trên khắp Hoa Kỳ, sự kiện này đã gia tăng sự ủng hộ đối với các hành động pháp lý như Đạo luật Không khí Sạch (năm 1970) và Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng (1973).
Năm 1990, Hayes đã tổ chức Ngày Trái đất toàn cầu với hơn 200 triệu người tham dự ở hơn 140 quốc gia. Ngày Trái đất là dịp để công dân và nhà hoạt động môi trường từ khắp nơi trên thế giới tụ họp nhằm nâng cao nhận thức và có những hành động vì những vấn đề môi trường, chẳng hạn như vấn đề về nóng lên toàn cầu và năng lượng tái tạo.
Ngày nay, Mạng lưới Ngày Trái đất (EDN) có hơn 20.000 đối tác và tổ chức ở 190 quốc gia, hỗ trợ sứ mệnh Ngày Trái đất quanh năm. Sứ mệnh này được thành lập dựa trên tiền đề rằng tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, giới tính, thu nhập hay khoảng cách địa lý, đều có quyền sống trong một môi trường lành mạnh, bền vững. Mạng lưới Ngày Trái đất thực hiện sứ mệnh này thông qua các chiến dịch giáo dục, chính sách công và những phong trào hoạt động tích cực. Các chiến dịch này quy tụ hơn 1 tỷ người tham gia mỗi năm, khiến nó trở thành một trong những sự kiện công cộng lớn nhất trên thế giới.
Những mục tiêu cốt lõi của Ngày Trái đất:
- Mở rộng khái niệm môi trường, để “môi trường” bao gồm các vấn đề như biến đổi khí hậu, trường học xanh và chương trình giảng dạy về môi trường, việc làm xanh và năng lượng tái tạo;
- Đa dạng hoá các phong trào bằng cách tổ chức các dịp để công dân địa phương, các tiểu bang và quốc gia trên khắp thế giới có cơ hội tham dự. Nhận thức rằng biến đổi khí hậu là vấn đề cốt lõi nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến tầng lớp dễ bị tổn thương nhất, EDN thường xuyên phối hợp cùng các cộng đồng với mức thu nhập thấp, giúp lên tiếng về những vấn đề họ phải đối mặt trong các phong trào.
- Vận động các cộng đồng thông qua làm việc với các tổ chức đối tác để tạo cơ hội cho mọi công dân tham gia tích cực các phong trào môi trường.
Những vấn đề cốt lõi của Ngày Trái Đất
Mười mục tiêu cốt lõi dưới đây nhấn mạnh các hành động và sự kiện vào Ngày Trái Đất trên khắp thế giới.
Ủng hộ tích cực các chính sách: Những nhà hoạt động vì môi trường khuyến khích các cá nhân và tổ chức gặp gỡ các quan chức địa phương để thảo luận về các vấn đề môi trường. Chẳng hạn, chương trình trực tuyến "Triệu hành động xanh" khuyến khích mọi người thay đổi lối sống, như ủ phân hữu cơ, giảm lượng khí thải carbon hoặc tái chế rác thải điện tử.
Biến đổi khí hậu: Những nhà hoạt động vì môi trường muốn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, tác động của con người lên những thay đổi đó và tạo ra biện pháp để làm chậm hiện tượng này. Chẳng hạn, nhiều người ủng hộ Ngày Trái đất khuyến khích người dân ủng hộ Thỏa thuận chung Paris - ký kết vào Ngày Trái đất 2016.
Bảo tồn và Sinh học: Những nhà hoạt động vì môi trường làm việc cật lực để có thể bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới. Chẳng hạn, vào Ngày Trái đất năm 2010, những người tham dự ở Sri Lanka đã trồng hơn 100 cây thuốc trong rừng mưa nhiệt đới tại Khu bảo tồn rừng Yagirala. Những loài thực vật này có thể được người dân địa phương sử dụng và sẽ tạo ra môi trường sống cho các sinh vật khác nhau, nâng cao tính đa dạng sinh học của quốc đảo.
Giáo dục: Các chương trình giáo dục về Ngày Trái đất cung cấp các nguồn lực, những giải pháp cho các nhà giáo dục, học sinh và công dân nói chung để tạo ra một hành tinh khỏe mạnh, bền vững hơn. Ví dụ, vào Ngày Trái đất năm 2010, các giáo viên và học sinh ở vùng Thung lũng Compostela của Philippines đã tham gia một hội nghị kéo dài suốt một ngày. Tại hội nghị, họ đã tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây xanh, tham gia các chuyến đi bộ đường dài khám phá thiên nhiên và trình bày các dự án hành động vì môi trường của mình với cộng đồng.
Năng lượng: Những người ủng hộ Ngày Trái Đất tiến hành hỗ trợ các dự án phát triển các nguồn và công nghệ năng lượng tái tạo, coi đó là phương tiện nhằm thoát ly khỏi các nguồn năng lượng không thể tái tạo như than đá và dầu mỏ. Có thể kể đến việc công dân Qatar được yêu cầu tắt điện trong một giờ vào Ngày Trái Đất, nhằm thể hiện quan điểm trước những đóng góp của con người trong việc gây ra biến đổi khí hậu.
Thực phẩm và Nông nghiệp: Những người ủng hộ phong trào muốn nâng cao nhận thức của người dân về một số phương thức canh tác, chẳng hạn như việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học - nhân tố góp phần làm suy thoái môi trường. Những nhà hoạt động vì môi trường cũng ủng hộ việc hỗ trợ các kỹ thuật nông nghiệp mang tính hữu cơ, bản địa và bền vững nhiều hơn. Các tổ chức thành viên liên quan tới vấn đề này bao gồm Articultores, có trụ sở tại Buenos Aires, Argentina - một tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về làm vườn đô thị cũng như kêu gọi người dân và thanh niên trồng cây tại các địa điểm bỏ hoang trong thành phố.
Nền kinh tế xanh: Những nhà hoạt động môi trường ủng hộ việc tạo ra các ngành công nghiệp xanh và việc làm dùng các nguồn năng lượng tái tạo. Ví dụ, nhóm Sinh viên trong Doanh nghiệp Tự do ở Saskatchewan, Canada, tài trợ giải thưởng cho các dự án của sinh viên sử dụng vật liệu tái chế xuất sắc nhất.
Trường học Xanh: Mạng lưới Ngày Trái đất tài trợ cho Chiến dịch Trường học XANH trên toàn quốc. Chiến dịch Trường học XANH tập trung vào các bữa ăn trưa lành mạnh ở trường, các hoạt động trong lớp học về môi trường, tiếp xúc với các lãnh đạo địa phương và quốc gia, đồng thời nhấn mạnh vào các phương pháp tạo dựng môi trường bền vững.
Tái chế và Giảm chất thải: Những người ủng hộ phong trào đã có những hoạt động nhằm giảm thiểu lượng chất thải mà con người tạo ra, đồng thời tăng số lượng đồ dùng tái chế và tái sử dụng. Chẳng hạn, nhóm Beach Bunch của Brunei tổ chức các chiến dịch làm sạch bãi biển.
Phát triển bền vững: Những người ủng hộ hoạt động vì môi trường đã thúc đẩy các hoạt động môi trường, trong đó có việc thực hiện tôn trọng đa dạng sinh học và thế giới tự nhiên. Có thể kể đến việc Costa Rica đã thực hiện chương trình Viaje Limpio - chương trình yêu cầu cá nhân và công ty trả phí cho lượng khí nhà kính mà họ tạo ra khi đi du lịch. Số tiền này được dùng để bảo vệ rừng nhiệt đới, nguồn nước và đa dạng sinh học của Costa Rica. Viaje Limpio là một chương trình mang lại lợi ích kinh tế cho Costa Rica, bởi đa dạng sinh học và rừng nhiệt đới là những tài sản tự nhiên quan trọng thu hút hàng ngàn khách du lịch đến đất nước này mỗi năm.
Chỉ trong vòng 40 năm, Ngày Trái đất đã phát triển vượt bậc, từ một ngày kỷ niệm phong trào môi trường ở Hoa Kỳ thành một mạng lưới toàn cầu, giúp cho hơn một tỷ người hiểu rõ hơn vấn đề và kêu gọi bảo vệ cũng như cải thiện môi trường sống. Cùng IOE kỉ niệm dịp đặc biệt này và chung tay bảo vệ ngôi nhà của chúng ta - Trái Đất!
Nguồn: https://education.nationalgeographic.org/resource/earth-day/
BTC IOE sưu tầm