International Day of Human Space Flight
Th.tư, 12/04/2023, 12:02 Lượt xem: 2276

 

 

International Day of Human Space Flight

 

On 12th April 1961, Yuri Gagarin became the first human to carry a 108-minute space flight - a remarkable moment for humanity as it paved the way for further space exploration.

 

In order to recognise the 50th anniversary of this event, the General Assembly declared 12 April as the International Day of Human Space Flight in its resolution adopted on 7th April. Today is the day to celebrate Gagarin’s first flight and reaffirm the role of space research in achieving sustainable development objectives.

 

The beginning of the space era for mankind

 

The General Assembly, in its resolution A/RES/65/271 of 7 April 2011, declared 12 April as the International Day of Human Space Flight “to celebrate each year at the international level the beginning of the space era for mankind, reaffirming the important contribution of space science and technology in achieving sustainable development goals and increasing the well-being of States and peoples, as well as ensuring the realisation of their aspiration to maintain outer space for peaceful purposes.”

 

12 April 1961 was the date of the first human space flight, carried out by Yuri Gagarin, a Soviet citizen. This historic event opened the way for space exploration for the benefit of all humanity.
 


 

The General Assembly expressed its deep conviction of the common interest of mankind in promoting and expanding the exploration and use of outer space, as the province of all mankind, for peaceful purposes and in continuing efforts to extend to all States the benefits derived there from.

 

The Voyager Golden Record: A reminder that we are all connected

 

The Voyager Golden Record shot into space in 1977 with a message from humanity to the cosmos – and decades later, it stands as a reminder that we are all connected. The United Nations displays a replica of the Golden Record at its Headquarters, and shares a deep connection to the process of creating it. A NASA committee asked the UN to provide materials to include on the playlist, and the first words on the Record itself are those of the then-UN Secretary-General expressing hope for peace and friendship with whoever discovers and plays it. Bill Nye “The Science Guy,” CEO of the Planetary Society, walks viewers through how to decipher the Golden Record, its significance today, and how reverence for the universe can inspire action for our planet. This aligns with the ongoing work of the United Nations to promote international cooperation in the peaceful use and exploration of space. The Director of the UN Office for Outer Space Affairs, Simonetta Di Pippo, explains the significance of the Golden Record in our world now. “The undertaking of the Voyager project reminds us of who we are, where we came from, and that we should treat each other with care.”


 


 

 

Background

 

On 4 October 1957 the first human-made Earth satellite Sputnik I was launched into outer space, thus opening the way for space exploration. On 12 April 1961, Yuri Gagarin became the first human to orbit the Earth, opening a new chapter of human endeavour in outer space.

 

The Declaration further recalls “the amazing history of human presence in outer space and the remarkable achievements since the first human spaceflight, in particular Valentina Tereshkova becoming the first woman to orbit the Earth on 16 June 1963, Neil Armstrong becoming the first human to set foot upon the surface of the Moon on 20 July 1969, and the docking of the Apollo and Soyuz spacecrafts on 17 July 1975, being the first international human mission in space, and recall that for the past decade humanity has maintained a multinational permanent human presence in outer space aboard the International Space Station.”

 

UN and Space

 

From the very beginning of the Space Age, the United Nations recognized that outer space added a new dimension to humanity's existence. The United Nations family strives continuously to utilise the unique benefits of outer space for the betterment of all humankind.

 

Recognizing the common interest of humankind in outer space and seeking to answer questions on how outer space can help benefit the people of Earth, the General Assembly adopted its first resolution related to outer space, resolution 1348 (XIII) entitled "Question of the Peaceful Use of Outer Space".

 

On 10 October 1967, the "Magna Carta of Space", also known as the Treaty on Principles Governing the Activities of States in the Exploration and Use of Outer Space, including the Moon and Other Celestial Bodies entered into force.

 

Today, the United Nations Office for Outer Space Affairs (UNOOSA) is the United Nations office responsible for promoting international cooperation in the peaceful uses of outer space. UNOOSA serves as the secretariat for the General Assembly's only committee dealing exclusively with international cooperation in the peaceful uses of outer space: the United Nations Committee on the Peaceful Uses of Outer Space (COPUOS).

 

 

UNOOSA is also responsible for implementing the Secretary-General's responsibilities under international space law and maintaining the United Nations Register of Objects Launched into Outer Space.

 

Today is a special day as it marked an important milestone in the history of space exploration. This voyage also laid the foundation for deep space exploration for the greater good of humanity.

 

Ngày Quốc tế của chuyến bay đưa con người vào vũ trụ

 

Vào ngày 12/4/1961, Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên thực hiện chuyến bay kéo dài 108 phút vào vũ trụ - đánh dấu một khoảnh khắc đáng nhớ của nhân loại bởi đây là sự kiện mở đường cho những khám phá sâu hơn về vũ trụ.

 

Nhân kỷ niệm 50 năm của chuyến bay đầu tiên đưa con người vào không gian, trong nghị quyết công bố vào ngày 7/4, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã công nhận ngày 12/4 là ngày Quốc tế của chuyến bay đưa con người vào không gian. Hôm nay chính là ngày kỉ niệm chuyến bay vào không gian đầu tiên của Gagarin và cũng là dịp để khẳng định lại vai trò của việc nghiên cứu vũ trụ trong việc đạt được những mục tiêu phát triển bền vững. 

 

Mở ra kỷ nguyên khám phá vũ trụ của con người

 

Nghị quyết A/RES/65/271 ngày 7/4/2011 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã công nhận ngày 12/4 là ngày Quốc tế của chuyến bay đưa con người vào không gian “để quốc tế kỷ niệm sự kiện mở ra kỷ nguyên khám phá vũ trụ của con người mỗi năm, tái khẳng định những đóng góp quan trọng của khoa học vũ trụ và công nghệ trong việc đạt được những mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao nhận thức của các quốc gia cũng như dân tộc, đồng thời đảm bảo nhận thức về khát vọng gìn giữ không gian vũ trụ vì mục tiêu hoà bình”.

 

Ngày 12/4/1961 đánh dấu chuyến bay đầu tiên đưa con người vào vũ trụ, do Yuri Gagarin, một công dân Xô Viết thực hiện. Sự kiện lịch sử này đã mở đường cho việc khám phá vũ trụ vì lợi ích của nhân loại.

 

 

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã bày tỏ niềm tin vững chắc về những lợi ích chung của nhân loại trong việc thúc đẩy và mở rộng khám phá vũ trụ - không gian chung của nhân loại - vì mục đích hòa bình cũng như không ngừng thúc đẩy nỗ lực trong việc mở rộng những lợi ích thu được từ đây.

 

Đĩa ghi vàng Voyager: Một lời nhắc nhở quen thuộc với toàn nhân loại

 

Đĩa ghi vàng Voyager được phóng vào vũ trụ năm 1977, với thông điệp từ nhân loại gửi tới vũ trụ và cho đến nhiều thập kỷ sau, đây là một lời nhắc nhở mà ai cũng quen thuộc. Liên Hợp Quốc đã trưng bày một bản sao của đĩa ghi vàng tại trụ sở chính cũng như cho thấy mối liên kết sâu sắc với quá trình tạo ra nó. Một ủy ban trong NASA đã yêu cầu Liên Hợp Quốc cung cấp dữ liệu để đưa vào đĩa ghi vàng và từ đầu tiên trong bản ghi âm chính là lời của  Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đương nhiệm khi đó, bày tỏ khát vọng về hoà bình và tình hữu nghị với bất cứ thực thể nào khám phá ra chiếc đĩa. Bill Nye, với biệt danh “Chàng trai khoa học” đồng thời là Giám đốc điều hành của Planetary Society, đã giải thích cho khán giả cách giải mã Đĩa ghi vàng, tầm quan trọng của nó và việc gửi thông điệp này sẽ truyền tín hiệu để vũ trụ kết nối với hành tinh của chúng ta. Điều này phù hợp với mục tiêu mà Liên Hợp Quốc hướng đến, đó là thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc sử dụng và khám phá không gian vũ trụ vì mục đích hòa bình. Giám đốc Văn phòng Liên Hợp Quốc về các vấn đề ngoài vũ trụ, Simonetta Di Pippo, giải thích tầm quan trọng của Đĩa ghi vàng trong thế giới của chúng ta hiện nay. “Việc triển khai Đĩa ghi vàng Voyager nhắc nhở chúng ta là ai, chúng ta đến từ đâu và chúng ta nên đối xử ân cần với nhau”.

 



 

Lịch sử

 

Ngày 4/10/1957, vệ tinh Trái đất đầu tiên do con người tạo ra - Sputnik I được phóng vào vũ trụ, từ đó mở đường cho việc khám phá không gian. Ngày 12/4/1961, Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất, mở ra một chương mới về nỗ lực khám phá vũ trụ của con người. 

 

Bản tuyên bố nhắc lại “lịch sử đáng kinh ngạc về sự hiện diện của con người trong không gian vũ trụ và những thành tựu to lớn kể từ chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của con người, đặc biệt phải kể đến Valentina Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất vào ngày 16/6/1963; Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng vào 20/7/1969; việc tàu vũ trụ Apollo và Soyuz hạ cánh vào ngày 17/7/1975, trở thành sứ mệnh quốc tế đầu tiên của con người trong không gian và phải kể đến sự hiện diện thường trực của công dân các nước trong suốt thập kỷ qua trên Trạm vũ trụ quốc tế.

 

Liên Hợp Quốc và Vũ trụ

 

Ngay từ khi mở ra Thời đại Không gian, Liên Hợp Quốc nhận ra rằng không gian bên ngoài là con đường mở ra chiều hướng mới cho sự tồn tại của loài người. Gia đình Liên Hợp Quốc đã không ngừng cố gắng tận dụng những lợi ích độc đáo của không gian vũ trụ vì sự tiến bộ của toàn nhân loại. 

 

Nhận thức được mối quan tâm chung của nhân loại đối với không gian vũ trụ và tìm cách trả lời các câu hỏi về việc làm thế nào không gian vũ trụ có thể mang lại lợi ích cho người dân trên Trái đất, Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết đầu tiên liên quan đến vũ trụ, nghị quyết 1348 (XIII) với tựa đề "Câu hỏi: Làm sao để sử dụng không gian bên ngoài một cách hoà bình".

 

Ngày 10/10/1967, "Magna Carta of Space", còn được gọi là Hiệp ước về các nguyên tắc quản lý hoạt động của các quốc gia trong việc khám phá và sử dụng không gian bên ngoài, bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác chính thức có hiệu lực. 

 

Ngày nay, Văn phòng Liên hợp quốc về các vấn đề ngoài vũ trụ (UNOOSA) là văn phòng của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc sử dụng không gian vì mục đích hòa bình. UNOOSA đóng vai trò là ban thư ký cho ủy ban duy nhất của Đại hội đồng chuyên giải quyết vấn đề hợp tác quốc tế trong việc sử dụng không gian vì mục đích hòa bình: Ủy ban Liên hợp quốc về Sử dụng Không gian vì mục đích Hòa bình (COPUOS).

 

 

UNOOSA cũng chịu trách nhiệm thực hiện các trách nhiệm của Tổng thư ký theo luật vũ trụ quốc tế và chịu trách nhiệm duy trì Sổ đăng ký các vật thể được phóng vào không gian của Liên hợp quốc. 

 

Hôm nay là một ngày đặc biệt bởi nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử thám hiểm không gian. Chuyến đi này cũng đặt nền móng cho việc khám phá không gian sâu hơn vì lợi ích vĩ đại của nhân loại.

 

Nguồn: https://www.un.org/en/observances/human-spaceflight-day 


 

BTC IOE sưu tầm