ĐÊM HỘI ÔNG FAWKES (GUY FAWKES NIGHT)
Guy Fawkes Night, cũng còn được gọi là Bonfire Night (đêm lửa), Fireworks Night (đêm pháo hoa) và Plot Night (đêm đốt kho thuốc súng), là một dịp lễ hội hàng năm (nhưng không phải là ngày nghỉ lễ toàn quốc) vào tối mùng 5 tháng 11, có nguồn gốc ở Anh quốc, sau đó lễ hội này lan sang New Zealand, Nam Phi và một số tỉnh ở Canada. Trước kia một số người Úc ở hải ngoại và ở Úc cũng đã tổ chức lễ này nhưng ngày nay không còn tổ chức nữa. Lễ này tưởng niệm sự thất bại của một nhóm người theo đạo cơ đốc có âm mưu đốt kho thuốc súng để lật đổ Quốc hội ở London nhưng bất thành vào đêm ngày 5/11/1605, lúc đó vua là James 1 là người theo đạo Tin lành.
Lễ hội được tổ chức trên toàn Vương quốc Anh từ thành thị tới nông thôn. Người ta đốt pháo, pháo hoa và dựng các đống lửa lớn, cạnh đó là các hình nộm hay các ông người tượng trưng cho các ông Fawkes, là những người có âm mưu lật đổ quốc hội nổi tiếng bị đốt cháy. Trước ngày mùng 5, trẻ con đứa nào cũng có một hình nộm mang nó đi để xin tiền người lớn, chúng nói rằng: "Penny for the guy" (Cho ông người nộm mấy xu).
Ý nghĩa hiện đại của lễ hội
Dù trong xã hội hiện đại, đêm đốt pháo được kỉ niệm cũng có chút ý nghĩa chính trị và đảng phái. Câu vè "Hãy nhớ, hãy nhớ...", thể hiện cảm xúc căm ghét người theo đạo cơ đốc không còn được mấy lưu tâm đến. Đêm đốt pháo ngày nay chỉ còn là đêm hội tổ chức trong cộng đồng những người theo đạo cơ đốc ở Anh quốc, tập tục chung là đốt người nộp không còn được mấy người thực hiện giống trước kia nữa.
Tuy nhiên, đêm đốt pháo là điểm khởi đầu cho các trường dạy môn lịch sử.
NGÀY LỄ MỞ HỘP (BOXING DAY)
Ở Anh, ngày hội mở hộp thường được tổ chức vào ngày hôm sau của ngày Giáng sinh, tức rơi vào ngày 26/12. Tuy nhiên, nói một cách chính xác thì ngày Hội mở hộp là ngày đầu tiên của tuần tiếp theo sau lễ Giáng sinh.
Giống ngày lễ Giáng sinh, lễ mở hộp là một ngày lễ quốc gia. Có nghĩa là một ngày tất cả mọi người đều được nghỉ làm trên toàn bộ lãnh thổ của Anh. Nếu lễ mở hộp rơi vào đúng ngày thứ bảy hay chủ nhật, thì ngày thứ hai tiếp theo sẽ là ngày được nghỉ bù trên toàn quốc.
Tại sao ngày 26/12 được gọi là ngày lễ Mở hộp?
Theo truyền thống, ngày 26/12 là ngày mở các hộp Giáng sinh để chia sẻ những thứ được đóng gói trong đó với những người nghèo.
Hộp giáng sinh là gì?
Hộp giáng sinh là một cái hộp bằng gỗ hay bằng đất sét mà người ta dung để đựng quà giáng sinh.
Lịch sử của ngày lễ mở hộp – Nguồn gốc của ngày lễ mở hộp
Theo sự nghiên cứu của chúng tôi, các hộp giáng sinh được sử dụng theo các cách khác nhau sau đây:
Để giữ bình yên cho các con tầu
Trong thời kì chinh phục, khi những chiếc tầu to lớn được hạ thủy để đi khám phá các miền đất mới, một cái Hộp giáng sinh được dùng làm biểu tượng cho một điều mang lại may mắn. Nó là một chiếc hộp nhỏ đặt trên mỗi chiếc tầu khi tầu còn đang neo ở cảng. Chiếc hộp sẽ do cha cố để trên tầu, các thủy thủ muốn cầu chúc cho một chuyến đi trở về an toàn thì bỏ tiền vào chiếc hộp đó. Sau đó, chiếc hộp sẽ được đóng lại cẩn thận và được giữ trên tầu trong suốt chuyến đi.
Nếu con tầu trở về an toàn, chiếc hộp sẽ được đưa trở lại cho vị cha cố để cha cố đứng ra tạ ơn vì chuyến đi thành công. Cha cố sẽ phải giữ chiếc hộp nguyên như vậy mà không được mở ra, đợi cho đến tận ngày Giáng sinh, cha cố mới mở hộp để chia tiền cho người nghèo.
Để cứu giúp người nghèo
Một chiếc hộp đựng đồ bố thí sẽ được bỏ vào trong các nhà thờ vào ngày Giáng sinh. Những người theo đạo khi đến nhà thờ sẽ bỏ quà tặng của mình vào đó để giành cho nguời nghèo trong xứ đạo. Những chiếc hộp đó lúc nào cũng mở nắp vào ngày sau ngày lễ giáng sinh, chính vì vậy mà người ta gọi ngày đó là ngày mở hộp.
Một món quà cho những người lao động
Rất nhiều người lao động nghèo phải làm việc chính vào ngày lễ Giáng sinh và ngày hôm sau thì nghỉ làm để đi thăm viếng gia đình mình. Và bởi vì họ chuẩn bị nghỉ, nên người chủ sử dụng lao động đưa cho họ một chiếc hộp Giáng sinh.
Trong những năm cuối của thế kỉ 18, các Ông chủ, bà chủ thường “đóng gói” những thức ăn thừa của họ, hoặc đóng gói một vài quà tặng nào đó để phân phát cho những người làm công sinh sống và làm việc trên đất của mình vào ngày sau ngày lễ Giáng sinh..
Và truyền thống vẫn được lưu giữ đến ngày nay ......
Truyền thống cho người lao động tiền vẫn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Thường những người quản gia tặng quà hay tiền cho những người thường xuyên mua bán với mình (như người bán sữa, người hút bụi hàng tuần, người bán than, người bán giấy…) và ở các công sở, chủ sử dụng lao động thường tặng nhân viên tiền thưởng vào dịp lễ Giáng sinh.
Trẻ em ở các trường trên toàn nước Anh tập hợp các món quà của chúng lại để bỏ vào các Hộp Giáng sinh để gửi cho các nước nghèo.
NGÀY LỄ BÁNH NGỌT
Có rất nhiều người thích ăn bánh ngọt nóng phủ bơ và si-rô hoa quả bên trên vào buổi sáng. Nhưng các bạn có biết là có một ngày lễ hội mà người ta tổ chức để ăn bánh ngọt cùng với bạn bè và người thân không? Đó là một truyền thống của Anh có nguồn gốc từ rất nhiều năm trước đây.
Lễ hội bánh ngọt được tổ chức vào ngày Thứ ba xưng tội, là ngày trước lễ ăn chay Lent. Lent là lễ của đạo cơ đốc có từ thế kỉ thứ 4 kéo dài 40 ngày và thường đó là giai đoạn người ta ăn chạy và ép xác tiết dục. Thường mọi người ăn thả phanh và vui chơi xả láng vào ngày trước khi lễ Lent bắt đầu. Thứ ba xưng tội thường được gọi là ngày lễ bánh ngọt bởi những đồ béo bị cấm trong dịp lễ Lent phải được mang ra tiêu thụ cho hết. Mọi người lấy hết trứng và những thực phẩm ăn uống hàng ngày còn lại trong bếp để làm thành những chiếc bánh ngọt ngon lành.
Ở Vương quốc Anh và Bắc Ailen, và còn nhiều nơi khác trên thế giới nữa, thường ngày lễ Bánh ngọt được tổ chức với rất nhiều trò chơi vui nhộn, hài hước và tất nhiên là ăn rất nhiều. Tuy nhiên, hoạt động nổi tiếng nhất vào ngày này là cuộc thi chạy bánh ngọt ở Olney thuộc Buckinghamshire, nước Anh, đã được tổ chức bắt đầu từ năm 1445. Cuộc thi này bắt nguồn từ việc có một phụ nữ đang làm bánh ngọt vào ngày Thứ ba xưng tội để dùng hết các thực phẩm có thể bị hỏng trong dịp ăn chay Lent. Khi chị đang nấu bánh thì chị bỗng nghe thấy tiếng chuông của nhà thờ nhắc chị phải đi lễ. Để không bị muộn, chị cứ thế chạy đến nhà thờ, người vẫn đeo tạp dề và tay vẫn cầm chảo rán. Kể từ đó mới khởi nguồn cuộc thi chạy với bánh ngọt, từ đó đến nay đã trên 500 năm.
Chỉ có phụ nữ mới được phép tham gia vào cuộc thi này. Các chị phải chạy theo một đường đã được định trước, tay cầm chảo rán và điểm đích là nhà thờ. Trong chiếc chảo rán các chị cầm trong tay có một chiếc bánh ngọt nóng, mà các chị phải tung được nó lên ít nhất là ba lần trước khi kết thúc vòng đua. Người phụ nữ đầu tiên kết thúc đường đua và đến nhà thờ đầu tiên với chiếc bánh ngọt được cho là người thắng cuộc. Chị sẽ phải mời người đánh chuông của nhà thờ ăn bánh ngọt và người đánh chuông phải thưởng cho chị một nụ hôn được gọi là nụ hôn hòa bình “Kiss of peace”. Cuộc đua này vẫn được tổ chức ở Anh và ở một vài thành phố khác.
NGÀY HỘI THÁNH GEORGE
Ngày hội thành George là ngày 23/4. Đây cũng là ngày quốc khánh của Anh.
Thánh George là ai?
St. George là vị Thánh bảo hộ của nước Anh. Huy hiệu của vị thánh này là một chữ thập màu đỏ trên nền trắng, cũng là cờ của Anh và là biểu tượng của Anh. Richard The Lion Heart là người sang tạo ra huy hiệu này và mang vào nước Anh vào thế kỉ thứ 12. Binh linh của vua vẽ nó trên quân phục của mình để tránh đánh nhau nhầm lẫn trong các trận chiến.
Cũng như Anh, tất cả các nước và vùng khác thuộc Vương quốc Anh đều có Thánh bảo hộ riêng để khi đất nước lâm nạn, các vị thanh chủ sẽ được cầu viện để cứu đất nước thoát khỏi tay giặc.
Ai là vị thánh St George đích thực và vị này đã làm gì để trở thành Thánh bảo hộ của Anh.
St George là một người lính Roman dũng cảm đã phản đối lại cực hình của những người theo đạo cơ đốc áp dụng với người Romans và đã chết vì niềm tin và lẽ sống của mình.
Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về Saint George là chuyện trận đấu của vị thành này với một con rồng. Nhưng sự thực thì gần như là không hề có chuyện này, và lại càng không có chuyện vị thanh này đã đến nước Anh. Mặc dù vậy, St George vẫn được toàn thế giới nói rằng là vị thanh chủ của nước Anh đã giết chết rồng.
St George lúc nào cũng được tả bằng bức tranh một hiệp sĩ cầm khiên có chữ thập đỏ, thường ngồi trên lưng ngựa hay đang giết rồng.
Vào ngày chủ nhật gần đến ngày 23/4 nhất, thám báo và chinh sát trên toàn nước Anh diễu hành trên các đường phố lớn và tham dự vào một nghi lễ đặc biệt của ngày hội Thánh George's được tổ chức ở nhà thờ của địa phương.
Ở Anh, ngày lễ St George's được tổ chức thế nào?
Theo truyền thống, ngày 23/4 là ngày cài hoa hồng đỏ trên cúc áo ngực, đây là quốc hoa (the national flower). Tuy nhiên, khác với các nước khác, nước Anh không tổ chức ngày này bằng pháo hoa giống như người Mỹ tổ chức ngày 4/7. Trên thực tế, bạn sẽ nhìn thấy nhiều cuộc diễu hanh lớn với thánh St Patrick ở Anh vào ngày quốc khánh Ailen hơn là thấy thánh St Georges vào ngày lễ thánh George ở Anh.
Đối với phần lớn người dân Anh, ngày lễ St George's cũng là một ngày giống như các ngày bình thường khác.
Sự thực thú vị:
|
Kịch câm
St. George thường xuất hiện trong các vở diễn kịch câm vào dịp lễ Phục sinh và Giáng sinh. Kịch câm được trinh diễn ở Anh hàng nhiều trăm năm nay. Các vở kịch này là kịch dân gian, được dựng trên truyền thuyết về St. George và bảy vị vô địch của cơ đốc giáo.