Nguyên nhân của những rắc rối này không phải bởi bạn kém thông minh hơn những người khác mà chỉ đơn giản là bạn có cách học và tiếp cận những tri thức mới không giống mọi người. Phong cách học của mỗi cá nhân quyết định họ là ai và họ xử lý thông tin thế nào. Dù bạn đã không ít lần lâm vào những tình huống khó xử như trên nhưng một khi hiểu rõ căn nguyên vấn đề, bạn có thể thay đổi phong cách học để phát huy được tối đa thế mạnh của bản thân.
Có bốn phong cách học cơ bản: (1) quan sát/giao tiếp, (2) quan sát, (3) tiếp cận và (4) nghe/nói. Mọi người thường sử dụng một trong bốn cách này để tiếp nhận và xử lý thông tin mà họ nhận được. Bởi thế, một khi biết mình thuộc tuýp phong cách nào, bạn có thể tìm ra cách học tốt nhất cho riêng mình.
Quan sát/giao tiếp: Bạn sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi tiếp cận thông tin mà bạn có thể nhìn thấy hay ở dạng văn bản viết. Bạn sẽ tiếp thu bài giảng tốt nhất khi giáo viên sử dụng bảng hay máy chiếu. Nếu những phần quan trọng của bài giảng được trình bày dưới dạng những đoạn thông tin ngắn gọn hay dạng dàn ý, ban cảm thấy bài giảng dễ hiểu hơn. Học với giáo trình và những ghi chép trên lớp là cách học bạn cảm thấy hiệu quả nhất. Và mỗi khi bạn cố gắng ghi nhớ kiến thức về điều gì đó, hình ảnh của nó luôn xuất hiện trong tâm trí bạn.
Trong bốn loại phong cách học, những người thuộc tuýp quan sát/giao tiếp rất thích đánh dấu những thông tin quan trọng trong sách giáo khoa hay vở ghi. Bút nhớ dòng và bút bi nhiều màu mực khác nhau là công cụ hữu hiệu nhất giúp những học viên loại này tiếp thu thông tin. Viết tóm tắt những kiến thức quan trọng trong vở ghi cũng như trong giáo trình cũng sẽ là một cách hiệu quả để ghi nhớ những điều bạn học được. Những tấm các đặc biệt (một mặt ghi khái niệm, mặt kia ghi định nghĩa và ví dụ), biểu đỬ ví dụ minh hoạ hay những bản phô-tô tài liệu tham khảo cũng rất hữu dụng nếu bạn thuộc tuýp học viên này.
Quan sát: Bạn sẽ học tiếp thu tốt nhất khi bài giảng được trình bày với những bức tranh hay hình ảnh minh hoạ. Những bài giảng có phim, băng hình, bản đồ hay biểu đồ minh họa sẽ luôn thu hút được sự chú ý của tuýp học viên này. Bạn cho rằng làm việc theo nhóm không hiệu quả và bạn thích làm việc trong một căn phòng yên tĩnh hơn. Khi bạn cố gắng ghi nhớ điều gì, bạn luôn tưởng tượng ra hình ảnh của nó giống như một tấm ảnh hay một đoạn phim quay chậm vậy.
Để ghi nhớ thông tin, những học viên thuộc tuýp này nên thử sử dụng những tấm các đặc biệt (đã chú thích ở trên). Minh hoạ những khái niệm quan trọng bằng hình ảnh, biểu tượng hay sử dụng bút nhớ dòng cũng rất có tác dụng nếu bạn thuộc nhóm này.
Để ghi nhớ thông tin, những học viên thuộc tuýp này nên thử sử dụng những tấm các đặc biệt (đã chú thích ở trên). Minh hoạ những khái niệm quan trọng bằng hình ảnh, biểu tượng hay sử dụng bút nhớ dòng cũng rất có tác dụng nếu bạn thuộc nhóm này.
Tiếp cận: Những học viên thuộc nhóm này luôn thích thú với việc trực tiếp tham gia vào những hoạt động học tập trên lớp. Những buổi học trong phòng thí nghiệm hay những chuyến đi thực tế thậm chí những buổi ngoại khoá sẽ giúp những học viên thuộc nhóm này tiếp thu kiến thức mới hiệu quả nhất.
Những bài giảng trên lớp thường không mấy tác dụng với những học viên thuộc tuýp này vì thế họ nên ngứ bàn đầu và ghi chép bài đầy đủ. Khi ghi chép bài, đừng quá để ý lỗi chính tả mà hãy chú ý ghi lại những ý chính của bài mà bạn nghe được. Nếu có thể hãy vẽ hình minh hoạ cho những khái niệm quan trọng.
Khi học, cố gắng kết hợp việc học với một hoạt động nào đó về mặt thể chất.Ví dụ, bạn có thể vừa ôn lại bài vừa học vừa tập với máy thể dục hay đi bộ lên xuống cầu thang.
Nghe/nói: Những học viên thuộc nhóm này sẽ tiếp thu thông tin hiệu quả nhất khi họ nhận được thông tin dưới dạng văn nói. Những bài giảng trên lớp và những buổi thảo luận theo nhóm sẽ rất có ích cho bạn. Nghe băng cũng là một cách học rất hiệu quả cho tuýp học viên này. Bởi vậy thay vì chỉ ghi chép bằng giấy bút thông thường, bạn có thế ghi âm lại bài giảng rứ nghe lại khi ôn bài ở nhà. Và hãy thử đọc to thông tin khi ôn bài thay vì đọc thầm, bạn sẽ thấy tốc độ xử lý thông tin cũng như hiệu quả học tập được cải thiện rõ rệt.
Để việc học hiệu quả hơn nữa, bạn cũng có thể học tập theo nhóm hoặc tìm một ai đó mà bạn có thể học cùng vài tiếng trong ngày.
Nếu bạn không chắc chắn một trong bốn phong cách trên là phù hợp với mình thì cũng đừng quá lo lắng. Điều cốt lõi là xác định được môi trường học nào giúp bạn học tập hiệu quả nhất. Hãy dành vài phút phân tích lại khoảng thời gian bạn dành cho học tập trên lớp cũng như ở nhà. Chắc chắn bạn không thể quên được những lúc bạn cảm thấy bối rối, căng thẳng hay khó xử trên lớp. Hãy thử tìm ra nguyên nhân khiến bạn có những cảm xúc tiêu cực ấy và xem liệu chúng có liên quan gì tới những cách học khác nhau nêu trên. Hãy xác định những điểm khác biệt giữa bốn phong cách học cơ bản và tự đánh giá xem cách học nào là phù hợp với bạn hơn cả.
Người học tiếng Anh có phong cách là người xác định được thế mạnh của bản thân và tìm ra cách hiệu quả nhất để phát huy những thế mạnh ấy.