1. Ngôn ngữ là lời nói chứ không phải là chữ viết:
- Vì vậy việc đầu tiên, chúng ta cần chú ý tập nghe để hiểu và đồng thời là nói được một số câu hết sức thông dụng và đơn giản.
- Phải luyện nghe làm sao để đạt tới kỹ năng người nước ngoài nói là ta có thể hiểu được, tức là phải biết phát âm, nhấn giọng hay lên xuống những mục tiêu cần thiết trong câu, như vậy chúng ta mới có thể hiểu và nghe được.
Muốn được như vậy bạn phải nghe đi nghe lại nhiều lần, ít nhất là 30 lần, tốt hơn hết là 50 lần. Có nhiều bạn nói nghe chừng 2-3 lần là nhớ rồi nhưng điều đó thật sự sai lầm, não của bạn chỉ lưu tạm thời thôi, muốn nhớ lâu thậm chí suốt đời thì phải nghe lại thật nhiều lần. Điều này hơi tẻ nhạt và nhàm chán nhưng có như vậy bạn mới nhớ được.
Trong lúc nghe bạn cũng cải thiện được khả năng phát âm, nghe 1-2 lần đầu bạn tập trung vào hiểu nội dung, các lần tiếp theo bạn để ý tới giọng đọc và ngữ điệu, sau đó bạn pause và đọc to lại xem mình phát âm có giống không. Lập đi lập lại điều này bạn sẽ thấy khả năng của mình cải thiện thấy rõ.
- Về giáo trình thì có rất nhiều, mình xin giới thiệu một số tiêu biểu:
- Phát âm: PronunciationWorkShop (rất hay, học qua video); Pronouncing American English Sounds_ Stress and Intonation 2nd Edition (Rất đầy đủ và chi tiết)…
- Nghe: Learn English via Listening (bao gồm 6 level, nhiều chủ đề hay, dễ nghe); Tactics for Listening (3 quyển, hay dễ nghe); Các bài nghe của spotlight radio (đọc rất chậm, dễ hiểu, nhiều chủ đề thời sự nóng bỏng); Effortless English của A.J. Hoge (hơn 20 triệu người trên thới giới đang học, rất hay)…
2. Ngôn ngữ còn là một tập hợp của thói quen:
- Cần phải rèn luyện, bắt chước và học thuộc những câu đối thoại trong sách, đồng thời tập đọc lớn tiếng những câu mẫu cho tới khi tạo được phản ứng máy móc qua bộ óc của chúng ta một cách tinh nhuệ như chúng ta đang nói tiếng mẹ đẻ vậy.
* Điều kiện để học ngoại ngữ thuận tiện:
Muốn học thật tốt môn tiếng Anh, chúng ta cần có những yêu cầu sau đây:
a/ Băng nghe – phim ảnh (nếu có), nhiều sách để tham khảo
(1.) Băng nghe:
- Nên chọn những băng có giọng đọc chuẩn, chính xác, rõ ràng và hay. Đừng tưởng băng nào cũng giống nhau. Nếu có thể bạn nên nghe qua, chon lọc trước khi mua.
- Có loại băng nghe chậm, có loại băng nghe nhanh. Dù sao bạn cũng nên “làm quen” cả hai loại băng.
Bước đầu bạn nghe băng chậm trước, một khi đã quen rồi đã thành thạo rồi, hãy nghe băng nhanh. Bằng cách nào, miễn bạn nghe được, hiểu được là tốt.
(2.) Phim ảnh:
Trước tiên, để cho dễ hiểu, dễ tiếp thu, bạn hãy chọn những cuộn film tiếng Anh gồm những mẫu chuyện nhỏ, đơn giản có nhiều từ vựng thông thường giúp bạn dễ hiểu. Dần dần bạn sẽ sử dụng những bộ film có vốn từ phức tạp hơn đại trà hơn.
- Hai bộ phim học tiếng Anh nổi tiếng là Friends và Extr@ rất hay (xem Extr@ trước vì vui nhộn và dễ hiểu + kèm Script, Friends nói rất nhanh nhưng có phụ đề)
- Có thể xem thêm các kênh tiếng Anh như Discovery, Animal Planet, Disney…
(3.) Sách tham khảo:
Có khá nhiều sách nhằm cung cấp cho yêu cầu học tiếng Anh. Bạn nên cẩn trọng khôn ngoan trong việc chọn sách.
- Tìm đọc những sách của tác giả nào viết hay. Nên biết mình mua thể loại nào, cần cung ứng cho bạn điều gì. Đành rằng cần nhiều sách để tham khảo nhưng không phải bạ sách nào dạy tiếng Anh là mua, của bất cứ tác giả nào cũng không cần chắt lọc.
Có một số học viên, hễ mỗi sân ra phố gặp dạng sách viết về tiếng Anh là mua, bất kỳ là của ai. Có những quyển sách họ chưa có dịp đọc tới một lần. Chi vậy thưa bạn, làm như thế hoá ra bạn đã quá phí phạm không đúng chỗ. Bạn nên chắt lọc khi mua sách viết về ngoại ngữ, nhằm yêu cầu quyển sách ấy sẽ mang lại lợi ích cho bạn.
b/ Bài học: cần phải học thuộc từ vựng song song với các câu mẫu.
Muốn thành thạo Anh ngữ bạn không thể thiếu những yêu cầu này là nên học từ vựng song song với câu mẫu. Hay nói một cách khác: trong câu mẫu có lồng từ vựng. Và như vậy để hiểu được câu, bạn phải thuộc từ vựng trước đã.
c/ Thời gian học tiếng Anh phải như thế nào?
Nếu bạn hiếm hoi thời gian trong ngày, bạn có thể rút bớt thời gian dành cho môn rèn luyện tiếng Anh. Nhưng ngày nào bạn cũng phải có thời gian học liên tục. Vì nếu một ngày bạn quên học, vốn tiếng Anh trong đầu bạn sẽ không nhạy nữa.
Học tiếng Anh cũng giống như chiếc xe cần bôi dầu mỡ hàng ngày, nếu không nó sẽ trở nên rỉ sét và khó khởi động.
Cũng vì lẽ này, một số giảng viên dạy môn ngoại ngữ rất mệt hơn các môn dạy khác khi truyền thụ kiến thức cho học viên, song đó là điều rất có lợi cho giảng viên bằng vào qui cách giảng dạy, đại đa số giảng viên đã ôn lại kiến thức về ngoại ngữ của họ.
Điều quan trọng nhất vẫn là động lực và sự tin tưởng, phải chắc rằng bạn học tiếng Anh là để làm gì và phải tin rằng bạn sẽ đạt được kết quả. Thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào lượng thời gian bạn dành cho tiếng Anh, ở đây không đề cập đến chỉ số IQ cao hay thấp vì ai cũng có thể học được.
d/ Tạo môi trường tiếng Anh:
- Dùng giấy note ghi các vật dụng xung quanh bạn bằng tiếng Anh - Nghe nhạc tiếng Anh - Đọc báo tiếng Anh - Để ý đến những gì bằng tiếng Anh khi bạn gặp (ngoài đường, hội chợ…) - Suy nghĩ bằng tiếng Anh (có thể hơi khó) - Tham gia các diễn đàn tiếng Anh