Đôi điều về trọng âm
Th.sáu, 15/07/2011, 09:35 Lượt xem: 7884

Trong buổi tiệc, cô gái, vì muốn làm đẹp mặt chồng, đã cố gắng thể hiện khả năng tiếng anh của mình. Khi có một người hỏi cô, chồng cô có ý nghĩa như thế nào với cô. Cô đã trả lời đầy tự hào: - “He is very IMportant to me”, và không hiểu tại sao mọi người bỗng cười ồ lên vầ chồng cô thì mặt đỏ bừng bừng.

Lúc ban đầu tôi tự hỏi: vì sao nhỉ? Và sau đó, tôi nhận ra, từ “important”, thay vì nhấn trọng âm vào âm tiết thứ 2 “imPORtant”, cô gái lại nhấn trọng âm vào âm tiết thứ nhất “IMportant”, và điều này đã làm cho mọi người nghe thành từ “impotent”.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy được vai trò của trọng âm đối với việc nói tiếng Anh qian trọng như thế nào. Trong khi tiếng Anh là một ngôn ngữ ngữ điệu (intonation language), loại ngôn ngữ dùng ngữ điệu (lên, xuống, mạnh, nhẹ) và trọng âm để biểu đạt chức năng ngữ pháp và ý nghĩa trong hoạt động lời nói; thì tiếng Việt lại là ngôn ngữ âm điệu (tone language), loại ngôn ngữ dùng âm điệu (cao, thấp, bằng, vv) để biểu đạt ý nghĩa lời nói. Vì thế, đối với người Việt Nam, cũng như với những người nước ngoài khác ở những nước cũng sử dụng ngôn ngữ âm điệu, trọng âm là một trong những khó khăn lớn nhất của vì họ thường có xu hướng áp dụng những quy tắc phát âm trong tiếng mẹ đẻ của họ vào việc nói tiếng Anh.

Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn này? Câu trả lời đơn giản sẽ là, cố gắng ghi nhớ những nguyên tắc trọng âm, rèn luyện một cách thường xuyên và bạn có thể nói tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.

 

Tiếp sau đây sẽ là một số quy tắc trọng âm cơ bản mà bạn cần lưu ý:

 

I. Trọng âm của từ:

1. Nhấn trọng âm vào âm tiết thứ nhất

Hầu hết các danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

PREsent (n)             Table (n)

CLEver (a)                  SIMple (a)

2. Nhấn trọng âm vào âm tiết thứ 2

Hầu hết các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ:

exPORT (v)                             reCORD (v)

3. Nhấn trọng âm vào ân tiết thứ 2 tính từ cuối lên

Những từ có tận cùng là –ic, -tion, và –sion, thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ cuối lên

Ví dụ:

GRAphic (a)                intoNAtion (n)

geoLOGic (a)               deCIsion (n)

4. Nhấn trọng âm vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên

Những từ tận cùng bằng –cy, -ty, -phy, -gy và –al, thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên

Ví dụ:

deMOcracy (n)                                    geOlogy (n)

aBIlity (n)                                            phoTOgraphy (n)

LOgical (a)

5. Từ ghép (compound words)

Danh từ ghép: nhấn trọng âm vào phần thứ nhất

Ví dụ:

BLACKboard

GREENhouse

Động từ ghép: nhấn trọng âm vào phần thứ hai

Ví dụ:

underSTAND

overFLOW

Tính từ ghép: nhấn trọng âm vào phần thứ 2

Ví dụ:

bad-TEMpered.

well- ORganized

II. Trọng âm trong câu

Thông thường, trọng âm của câu phụ thuộc vào ý muốn diễn đạt của người nói. Tuy nhiên, có một số quy tắc nhất định trong việc nhấn trọng âm trong câu đối với một số nhóm từ.

Trong câu, những từ thuộc nhóm mạo từ (articles: the, a, an); lượng từ (quantifiers: some, any,...), đại từ (pronouns: he, she, it, ...); từ nối (conjunctions: and, but...), giới từ (prepositions: in, on, at...), động từ khuyết thiếu (modal verbs: can, could...) và trợ động từ (auxiliary verbs: do, will...) ở trong câu sẽ không được nhấn trọng âm và bị chuyển về dạng yếu (weak form)

 

Source: equest.edu.vn