Finland (Phần Lan)
Đây là nơi được xem là quê hương của ông già Noel. Trước đêm Giáng sinh, người dân có tục lệ đi sauna - điều mà khách du lịch không thể bỏ qua khi đến đất nước này. Vào ngày Giáng sinh, hầu hết mọi người đều đến nhà thờ, sau đó đi thăm mộ những người thân trong gia đình để tưởng nhớ người đã khuất. Ở Phần Lan, người dân chuẩn bị đón sự kiện này cả tháng trước đó để chắc chắn rằng mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Trong đêm Giáng sinh, mọi thành viên trong gia đình quây quần bên bữa tối với các món ăn truyền thống: thịt heo bỏ lò, khoai tây nghiền, cá hồi, cháo đặc và gà tây. “Joulupukki” - ông già Noel Phần Lan - luôn ghé thăm mọi nhà bằng cửa chính và ông luôn hỏi các bé có ngoan không trước khi tặng quà.
Norway (Na Uy)
Đêm Noel, người dân sẽ đặt một tô cháo yến mạch trong nhà thờ thần bảo vệ nông trại, cầu mong ông đem lại một năm mới ấm no. Khi bọn trẻ lần đầu tiên thấy cây Noel của chúng đã được trang hoàng cùng với quà bánh, đồ chơi thì cả gia đình sẽ cùng nắm tay nhau và nhảy múa hát hò xung quanh cây Noel.
Ukrain (Ucraina)
Ngày Giáng sinh chính thống của đất nước này là vào ngày mùng 7-1 hàng năm, và ông già Noel đến thăm trẻ em bằng chiếc xe trượt tuyết do 3 con tuần lộc kéo, chứ không phải bằng 6 con như thường lệ. Ông già Noel đi cùng một cô bé tên là “Cô bé bông tuyết” vì cô mặc y phục màu xanh bạc và đội một chiếc mũ bông tuyết trắng. Trong khi đó, từ ngày 6-12, ông già Noel của Áo đã đi phát kẹo, hạt dẻ và táo cho trẻ em. Còn đến ngày 24-12, lại là một nhân vật tí hon có cánh tên là Kristkindl mang quà và cây thông Noel tới cho trẻ em. Bọn trẻ sẽ chờ đợi tới khi nào nghe tiếng chuông leng keng mới được mở cửa bước vào phòng, nơi có cây thông Noel được trang trí những ngọn nến và kẹo mứt đang chờ chúng.
Sweden (Thụy Điển)
Công chúa tuyết độ tuổi từ 8 - 11 sẽ giúp ông già Noel giao quà cho những trẻ ngoan. Từ sớm ngày Noel, cả nhà thờ được thắp sáng bằng nến để phục vụ lễ Giáng sinh.
England (Anh)
Tại Anh, trẻ em thường viết những lá thư cho ông già Noel rồi ném chúng vào lò sưởi. Bọn trẻ tin rằng, những lá thư này sẽ bay qua ống khói và đến Bắc Cực - nơi ở của ông già Noel. Không thể thiếu trên bàn tiệc Giáng sinh của người Anh là chiếc bánh pudding với những “điều đặc biệt” ẩn giấu trong nhân bánh, có khi là hạt đậu, lúc lại là một đồng xu, được cho là sẽ mang lại may mắn cho người nhận được nó.
Italy (Ý)
Đêm hôm sau lễ Noel, không phải ông già Noel mà là bà lão mang tên Strega Buffana đến thăm và tặng quà cho trẻ. Bọn trẻ tin rằng bà bay trên chiếc cán chổi và chỉ tặng quà cho trẻ ngoan, còn trẻ không ngoan sẽ bị bà phạt nặng. Người Ý thường gửi tặng đậu lăng khô cho một số người bạn thân thiết của mình để họ nấu món súp đậu lăng. Đây là món súp bình dân nhằm nhắc nhở mọi người nhớ về thuở hàn vi. Ăn món súp trên sẽ giúp đem lại những điều tốt lành và thịnh vượng cho một năm mới.
Merry Christmas bằng tiếng Ý: Buon natale.
Switzerland (Thụy Sĩ)
Ông già Noel ở Thụy Sĩ không cưỡi những con tuần lộc với chiếc mũ đỏ mà đi trên một chiếc xe buýt, chở trẻ em đi chơi vòng quanh khắp thành phố, hát hò với chúng và cho chúng một giỏ đầy kẹo. Trong khi Italia có lẽ là nước duy nhất trên thế giới không có ông già Noel. Theo truyền thuyết, một bà già tên là Strega Buffana bay quanh Italia trên một cây chổi và tặng đồ chơi, kẹo, trái cây cho những trẻ em ngoan, đồng thời phạt những đứa trẻ chưa ngoan.
Australia (Úc)
Tại Úc, xe trượt tuyết của ông già Noel được kéo bởi 8 con kangguru trắng, chứ không phải là tuần lộc như ở các quốc gia khác. Một trong những sự kiện không thể thiếu trong những ngày này là “Đêm đốt nến hát Thánh ca mùa Giáng sinh” (Carols By Candlelight). Sự kiện này bắt nguồn từ thành phố Melbourne vào năm 1937 và được duy trì cho đến ngày nay. Hàng nghìn người tụ tập cùng hát vang những bài Thánh ca với ngọn nến trong tay, truyền đi thông điệp “hoà bình trên khắp trái đất và niềm vui đến mọi nhà”. Ngày Giáng sinh ở Australia còn là ngày truyền thống của việc tặng quà và các sự kiện thể thao như: thi bóng chày và đua thuyền buồm.
Lebanon (Li băng)
Một tháng trước lễ Giáng sinh, mỗi gia đình sẽ gieo các hạt lúa trong một cái chậu nhỏ và chờ đến ngày Giáng sinh sẽ đem những chậu này đặt quanh hang đá và cây Giáng sinh.
France (Pháp)
Trẻ nhỏ để giày của chúng bên lò sưởi trong đêm Giáng sinh để nhận quà từ ông già Noel. Những đứa lớn hơn thì đi cùng cha mẹ đến nhà thờ và sau đó trở về nhà cùng dùng bữa tiệc Le-Réveillon (bữa ăn trước lễ Giáng sinh hoặc năm mới). Ở Pháp, cụ thể là tại Paris và Lyon, các chương trình múa rối mừng lễ Noel rất phổ biến.
Germany (Đức)
Trẻ trang hoàng cây Noel bằng tranh ảnh màu các vật dụng chúng yêu thích, sau đó đặt lên bậu cửa sổ để qua đêm. Bọn trẻ tin rằng rắc thêm một chút đường lên cây thì chúng sẽ không bị ông già Noel bỏ rơi. Ở Đức có một loại hoa gọi là Hồng Giáng sinh (Christmas Rose) có thể nở rộ trên tuyết và các tảng băng.
New Zealand (Niu Dilân)
Lễ Giáng sinh rơi vào giữa mùa hè. Thay vì uống nước nóng, ông già Noel sẽ dùng một ít bia ướp lạnh. Gia đình thường kéo nhau đi picnic hay đi biển và dùng tiệc tối Giáng sinh tại đây. Thông thường người dân thích dùng thịt sấy khô ướp lạnh hơn là thịt gà nóng trong lễ hội này.
South Africa (Nam Phi)
Tương tự, Giáng sinh cũng trúng thời điểm mùa hè. Người dân sẽ tổ chức tiệc Giáng sinh vào bữa trưa thay vì bữa tối. Sau đó, cả nhà sẽ đến thăm nhà người bạn thân của gia đình và được chủ nhà tặng một hộp Giáng sinh có chứa thức ăn trong đó.
Republic of Korea (Hàn Quốc)
Đạo Cơ Đốc không phải là tôn giáo chính của Hàn Quốc nhưng nhiều người Hàn Quốc vẫn tổ chức lễ Giáng Sinh. Từ sáng sớm, mọi người đã múa hát ở khắp nơi. Các nhóm đi từ nhà này sang nhà khác đánh thức bạn bè và hàng xóm. Người ta chỉ ngừng múa hát khi mặt trời của ngày Giáng Sinh bắt đầu mọc. Nhiều nhà thờ cũng tổ chức các chương trình ca nhạc Giáng Sinh đặc biệt trong suốt cả ngày.
Merry Christmas trong tiếng Hàn Quốc: Sung Tan Chuk Ha
Ireland (Ai Len)
Người Ai-len thắp nến trên cửa sổ để mời các vị Thánh hoặc những người qua đường mệt mỏi đang tìm nơi dừng chân vào trong nhà của họ. Theo truyền thống, bất cứ người qua đường nào đã dừng chân tại một ngôi nhà có thắp nến trên cửa sổ thì đều được chủ nhà mời ăn tối và một chỗ để nghỉ đêm. Ngày lễ Thánh Stephen, một ngày sau ngày lễ Giáng Sinh, cũng là ngày Quốc lễ của Ai-len. Các chàng trai trẻ, được coi là các con chim hồng tước, đi từ nhà này sang nhà khác, ca hát và mang theo một chiếc gậy dài có gắn cây nhựa ruồi. Cây nhựa ruồi được coi là nơi trú ẩn của chim Hồng Tước, biểu tượng của Thánh Stephen. Ngày nay, người ta không còn dùng chim Hồng Tước thật nữa.
Merry Christmas trong tiếng Ai-len: Nollaig Shona Dhuit
Brazil (Braxin)
Tháng 12 ở Brazil đang là mùa hè với nhiều hoa nhiệt đới rực rỡ. Lễ Noel bao gồm rất nhiều hoạt động như cắm trại, pháo hoa, đi thuyền và các lế hội ngoài trời. Cảnh Chúa Giê xu ra đời, được gọi là presépios, là phần quan trọng nhất trong trang trí ngày lễ. Trẻ em Brazil được nhận quà từ Papai Noël, nghĩa là Ông già Noel.
Merry Christmas bằng tiếng Bồ Đào Nha: Feliz Natal (Vì người Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha mà!)
Poland (Ba Lan)
Gia đình người Ba Lan thưởng mời khách đến dự bữa ăn đêm Giáng Sinh, bữa ăn đó gọi là wigilia. Số lượng đĩa dọn ra bàn phải luôn là số lẻ 5 , 7 hay 9… và số người tham gia phải luôn bằng con số đó. Phần quan trọng đặc biệt của bữa tiệc là lúc bẻ chiếc bánh oplatek, là chiếc bánh quế mỏng có in quang cảnh Chúa Giê xu ra đời. Chiếc oplatek bẻ ra được chia cho tất cả mọi người trong bàn ăn.
Merry Christmas bằng tiếng Ba Lan: Wesolych swiat
Mexico (Mê hi cô)
Lễ hội Las Posadas, kéo dài suốt 9 đêm, là một phần quan trọng của lễ Giáng Sinh ở Mexico. Posada, là một nhóm bao gồm cả người lớn và trẻ em, hoá trang thành những nhân vật trong câu truyện đêm Giáng Sinh, diễu hành diễn tả lại cảnh Joseph và Mary đi tìm nơi trú chân tại Bethlehem. Đoàn diễu hành tiến đến ngôi nhà được chọn trong đêm đó, những người hành hương hỏi xin một chỗ nghỉ. Khi những người chủ nhà đồng ý cho họ vào, tất cả mọi người bắt đầu buổi lễ với nhạc,thức ăn vả có thể có cả pháo hoa.
Merry Christmas bằng tiếng Tây Ban Nha: Feliz Navidad (Ngôn ngữ chính của Mêxiô là Tây Ban Nha)
The United States (Mỹ)
Ở Mỹ, lễ Giáng sinh được kỷ niệm theo rất nhiều cách, mỗi cách phản ánh một truyền thống riêng. Nhữngđứa trẻ của đảo Hawai tin rằng ông già Noel đến từ một chiếc thuyền. Những đứa trẻ ở Alaska mang theonhững ngôi sao rất lớn trong khi chúng vừa đi vừa hát mừng Noel, còn những đứa trẻ ở Pennsylvania Dutch thì lại tin vào Pelznickel, một người đem lại những món quà trong đêm Giáng sinh như ông già Noel. Ở New Mexico các gia đình trang trí những ngôi sao và đèn lồng giấy ở bên ngoài ngôi nhà của mình, cònở Texas và Mexican – American những đứa trẻ tham gia vào lễ hội Posadas giống như được tổ chức Mexico.
Source: Internet