Kỷ luật lớp học
Th.hai, 28/02/2011, 16:25 Lượt xem: 2569

 

Trong trường hợp này, bạn hãy hướng dẫn học viên cách xử sự trong lớp và sử dụng những biện pháp để giữ trật tự cũng như kỷ luật trong lớp học. Nhưng không chỉ nói cho học viên cách xử sự mà bản thân bạn cũng phải là một tấm gương để các học viên noi theo.

Hãy tự hỏi bản thân bạn những câu hỏi sau:  

1. Bạn đã đặt ra các quy tắc trong lớp học chưa?

Bạn nên làm điều này để học viên biết khi nào và ở đâu thì những hành động hay xử sự của họ sẽ không được bạn hay những thành viên khác trong lớp chấp nhận. Bạn nên luôn luôn viết những quy tắc này trên bảng hay viết vào một tờ giấy khổ lớn và gắn lên tường. Chỉ nên có khoảng 5, 6 quy tắc trong lớp học. Đôi lúc, bạn cũng cần phải nhắc lại những quy tắc này để học viên nhớ và xử sự đúng cách. Ví dụ như: Cần phải chăm chỉ học tập và rèn luyện môn ngoại ngữ này (Always work hard to learn the language).

Bạn cũng nên có những quy tắc cho riêng mình để thể hiện những việc bạn muốn làm cho học viên, chẳng hạn như: kiên nhẫn, không quát tháo, luôn cố gắng giúp học viên tiến bộ, (be patient, never yell, always work hard to help students learn the language) v.v.

2. Học viên thực sự hiểu hay không hiểu phần lớn những gì bạn nói?

Rất nhiều học viên không hiểu họ sẽ được học gì hay không có động cơ để học tập. Họ không hiểu giáo viên đang nói gì và chỉ ngồi trong lớp như “vịt nghe sấm”. Điều này khiến cho họ không hào hứng trong việc học tập và thường thì những học viên này không lĩnh hội được những kỹ năng cần thiết trong quá trình học. Do đó, hãy luôn chắc chắn rằng học viên của bạn cảm thấy thích thú với bài giảng. Điều này không có nghĩa là bạn sử dụng các trò chơi để lôi kéo học viên hào hứng với bài học. Sử dụng trò chơi một cách gượng ép còn gây phản tác dụng

3. Hãy xác định các nhóm học viên?

a. Nhóm luôn muốn gây sự chú ý: Những học viên này luôn muốn gây trò cười cho cả lớp.

CHIẾN LƯỢC: Không cần quá chú ý vào từng hành động của nhóm này nhưng bạn hãy tự đặt ra một giới hạn. Nếu học viên vi phạm quá giới hạn này, hãy nhắc nhở một cách NGHIÊM KHẮC và KIÊN QUYẾT. Nhưng khi những học viên này có những biểu hiện tốt, hãy tỏ ra là bạn chú ý đến những hành động đó và khen ngợi. Ví dụ: good, well done.

 

b. Nhóm luôn tỏ ra có khả năng vượt trội: Nhóm này luôn muốn được khen ngợi và luôn muốn tranh thủ cảm tình của bạn.

 

CHIẾN LƯỢC: Đừng đôi co hay tranh cãi với những học viên này. Hãy tỏ ra tình cờ khi thấy họ đang làm gì đó tốt. Và nhớ là luôn CÔNG BẰNG và NGHIÊM KHẮC.

 

c. Nhóm luôn đối nghịch: Nhóm này luôn tỏ ra ngang ngạnh, thách thức và công khai chống đối. Những học viên này luôn làm những điều không được mọi người đồng tình. Ví dụ, một học viên sẽ không chịu chuyển chỗ nhưng nếu bạn cho rằng việc đó là không được phép thì học viên đó sẽ đồng ý ngay.

 

CHIẾN LƯỢC: Đừng làm những học viên này tự ái vì nhóm này sẽ có phản ứng ngay tức thì. Bạn nên thuyết phục rằng họ cũng được mọi người quý mến và hãy mỉm cười và khen ngợi khi thấy họ làm gì đó tốt.

d. Nhóm luôn rút lui hay chán nản: Nhóm này hay bỏ cuộc một cách dễ dàng và thường ngồi im.

CHIẾN LƯỢC: Đừng chú ý đến những thất bại của học viên mà hãy chỉ bảo nhóm này thường xuyên. Khi hướng dẫn, hãy luôn nói điều tốt trước, ví dụ như “I like what you did here(Tôi thích những gì  em làm ở đây) sau đó mới nói đến những điều chưa tốt. Cuối cùng, hãy khích lệ bằng cách chỉ ra cho học viên thấy những điều đã làm tốt có thể được làm tốt hơn theo cách khác mà bạn vừa hướng dẫn.

Và nhớ là luôn CÔNG BẰNG và NGHIÊM KHẮC với tất cả học viên.

 

Sau đây là một số lời khuyên cho các giáo viên:  

1. Đổi chỗ học viên liên tục

Hãy để những học viên hay gây rối hay học kém ngồi gần bạn để có thể để mắt tới những học viên này thường xuyên. 

2. Không nặng lời 

Luôn khen ngợi những thành tích hay tiến bộ của học viên. Bỏ qua những lỗi của học viên nếu có thể. Tuyệt đối không quát tháo. Nếu lớp học quá ồn, bạn hãy im lặng cho đến khi học viên trật tự trở lại hoặc có thể yêu cầu những học viên không gây ồn ào nhắc nhở các học viên khác. Bạn cũng có thể vỗ tay một vài lần để thu hút lại sự chú ý của học viên. Sau đó, nói nhỏ và nhẹ nhàng để buộc cả lớp phải trật tự để lắng nghe bạn. 

3. Động viên tất cả học viên, kể cả học viên kém nhất

Luôn khen ngợi những thành tích hay tiến bộ của học viên. Tỏ ra ngạc nhiên khi thấy học viên tiến bộ nhanh đến như thế. Hãy chỉ dẫn khi có thể nhưng luôn chỉ dẫn lại phản tác dụng. Sau mỗi buổi học, hãy nói chuyện với một học viên và cho thấy bạn đã hài lòng như thế nào về sự tiến bộ của học viên và thỉnh thoảng, hãy khen ngợi trước lớp vì điều này sẽ động viên những học viên còn lại.

4. Không cho phép học viên gọi, nói leo hay ngắt lời giáo viên 

Nếu tất cả học viên đều muốn nói chuyện với giáo viên cùng một lúc thì sẽ rất ồn ào và bạn sẽ không thể giải quyết được hết mọi thắc mắc cũng như yêu cầu của học viên. Học viên cần học cách giơ tay khi muốn phát biểu hay yêu cầu. Điều này sẽ khiến cho việc học có hiệu quả hơn và bạn sẽ không bị đau đầu khi tất cả học viên cùng bu quanh bạn và yêu cầu.

5. Thân thiện với học viên

Hãy tỏ ra thân thiện và giúp đỡ học viên giải quyết những vấn đề khó khăn. Nếu học viên không bắt kịp bài học, hãy động viên và khen ngợi khi học viên có tiến bộ.

 

Cuối cùng, bạn hãy nhớ luôn phải:

  • NGHIÊM KHẮC
  • KIÊN QUYẾT
  • THÂN THIỆN
  • CÔNG BẰNG

Làm được như vậy, bạn sẽ khiến học viên tỏ ra thích thú và hào hứng với lớp học.

Source: Hương Quỳnh