Làm sao để cá nhân hóa hoạt động nhóm?
Th.tư, 16/03/2011, 10:58 Lượt xem: 3065

       Hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng trong lớp học ngôn ngữ. Đó là cách để phát huy tối đa thời gian luyện tập giao lưu giữa các học viên với nhau, đặc biệt trong các lớp lớn. Đó là cách để giảng giải kiến thức tập thể cho cả lớp, ví dụ như khi bạn cho các học viên tư duy từ vựng. Đó là cách để nâng cao ‎tinh thần trách nhiệm của mỗi học viên, giúp họ tham gia nhiều hơn vào hoạt động lớp và hy vọng là sẽ có trách nhiệm hơn đối với việc học của bản thân họ. Và, cuối cùng, đó là cách để thúc đẩy một lớp học năng động, đặc biệt khi các nhóm hợp tác với nhau để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, và tốt nhất là thực hiện một nhiệm vụ mà họ phải "đầu tư" khi họ có chung sự quan tâm là hoàn thành nhiệm vụ đó.

Nhưng tất nhiên, có một số vấn đề bạn phải giải quyết, một trong số đó là: hoạt động nhóm có thể sẽ không phù hợp với thích thú của các cá nhân trong lớp. Các học viên khá đảm nhiệm hoàn toàn nhiệm vụ. Từng cá nhân cảm thấy không được giáo viên quan tâm như mong đợi và lo sợ rằng họ đang mắc quá nhiều lỗi. Hoạt động nhóm còn có thể biến thành những cuộc tán gẫu, thường là bằng tiếng mẹ đẻ của học viên, và những học viên có hứng thú thì cảm thấy phí phạm thời gian.v.v.

Dưới đây là một số gợi y để bạn có thể tìm ra cách cân bằng giữa hoạt động nhóm và cá nhân hóa.

I. Giám sát

Đây là giải pháp hiển nhiên không cần bàn cãi – khi các nhóm được để cho tự làm việc, không có sự giám sát phù hợp, khả năng là các nhóm sẽ lơ là trách nhiệm và mỗi cá  nhân sẽ cảm thấy thờ ơ. Vì vậy, hãy đi giám sát các nhóm, đảm bảo rằng (1) các nhóm đang làm nhiệm vụ, (2) tất cả các thành viên đều tham gia, (3) mỗi học viên đều có được sự chú ý‎‎ xứng đáng.

II. Báo cáo

Cố gắng luôn có một bước báo cáo sau khi tiến hành hoạt động nhóm, một học viên (do nhóm hoặc giáo viên chỉ định) báo cáo về nhiệm vụ của nhóm. Có thể là một bài tóm tắt về quan điểm của cả nhóm (sau hoạt động thảo luận), hoặc đọc danh sách các từ và giải thích nghĩa của chúng (nếu sau kiểu hoạt động tư duy), hoặc đọc to bài văn của nhóm (nếu là hoạt động viết). Trong bất cứ trường hợp nào, đây là một cơ hội tốt cho cá nhân học viên được mọi người lắng nghe và biết đến, và cũng là để có được những phản hồi đối với cá nhân họ về nhiều mặt, ví dụ như phát âm. Đồng thời như vậy, các nhóm biết rằng sẽ phải báo cáo kết quả vì thế có thể sẽ làm việc nghiêm túc hơn.

III. Tên

Một sự ngạc nhiên đáng buồn là các thành viên trong nhóm thường không biết tên của nhau, vì vậy, khi báo cáo hoạt động nhóm họ thường nói "Cô ấy cho rằng…" và chỉ tay về phía người được nói đến. Nên, trước khi tiến hành hoạt động nhóm, bạn nên cho các thành viên trong nhóm giới thiệu với nhau.

IV. Phân công vai trò

Tạo cho mỗi học viên cảm giác rằng, ngay cả khi hoạt động nhóm, họ vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng, bằng cách phân công vai trò rõ ràng cho từng thành viên: ví dụ trưởng nhóm, người tính giờ, thư kí, phát ngôn viên, cố vấn từ điển v.v. Tất nhiên, bạn nên cố gắng đa dạng hóa việc phân công vai trò khi tiến hành các hoạt động nhóm liền nhau.

V. Chú ý từng cá nhân

Khi nhận xét cả lớp sau khi tiến hành hoạt động nhóm, cố gắng làm rõ những điều mà từng học viên nói mà bạn nghe được trong khi đi giám sát (một chức năng nữa của việc giám sát là "nghe lỏm").

Ví dụ “I heard Nam say an interesting thing about [the topic]. Nam, would you like to tell the class….?” "Cô nghe thấy bạn Nam nói một điều rất thú vị về… Nam, em có thể nói cho cả lớp nghe…?" hoặc “Huy has a funny story about that. Huy, tell the class what happened to you in….” (Bạn Huy có một câu chuyện vui về … Huy, em hãy kể cho cả lớp nghe…) v.v. Đây là cách tuyệt vời để (1) chia xẻ kết quả hoạt động nhóm với cả lớp và (2) tạo cảm giác được chú y cho mỗi cá nhân.

VI. Cân bằng hoạt động nhóm với hoạt động chung của lớp

Bên cạnh các lợi ích của hoạt động nhóm, hoạt động lớp cũng có đáng khuyến khích – giáo viên giảng bài cho cả lớp, và học viên có thể tham gia vào cuộc thảo luận "không giới hạn". Thậm chí, trong các lớp đông, khi không phải học viên nào cũng có thể phát biểu ý kiến, tiến hành hoạt động chung của lớp vẫn là một ý‎ kiến hay để làm phong phú sự giao lưu trong lớp. Nhưng ngược lại, đây cũng là cách cá nhân hóa bài giảng, ví dụ như mời một học viên lên trình bày quan điểm, kể một kinh nghiệm, chia xẻ kiến thức của họ. Đặc biệt, nếu chủ đề gây hứng thú, ngay cả những học viên không xung phong phát biểu cũng sẽ lắng nghe chăm chú.

VII. Cân bằng hoạt động nhóm với hoạt động cá nhân

Yêu cầu học viên làm việc một mình cũng là một thay đổi dễ chịu. Đây có thể là để chuẩn bị cho hoạt động nhóm kế tiếp (ví dụ như lập danh sách 5 thứ mà bạn sẽ mang theo khi đến một hòn đảo hoang. Bây giờ hãy nói với cả nhóm, đưa ra lí do của bạn…) Hoặc có thể đó là hoạt động chính – ví dụ mỗi học viên viết một bài văn, sau đó phải nộp cho giáo viên để chấm chéo. Trong trường hợp này điều quan trọng cũng là giáo viên phải giám sát và giúp đỡ học viên trong khi họ làm việc, để học viên không có cảm giác đang  làm một bài kiểm tra.

 

Source: Hồng Nhung