Người Mĩ làm gì trong ngày Lễ Tạ Ơn
Th.năm, 05/03/2015, 07:00 Lượt xem: 10443

Nguồn gốc....

Chuyện kể rằng những người hành hương theo Thanh giáo rời Anh trên chuyến tàuMayflower. Trước tiên họ rời Anh sang Hà Lan để tránh bị đàn áp tôn giáo. Ở đây họ được thoải mái với tín ngưỡng của họ, nhưng dần dần không hòa hợp với cách sống của người Hà Lan có khuynh hướng không tin vào thượng đế. Để tìm một đời sống khá hơn, những giáo dân này thương lượng với một công ty chứng khoán Anh tài trợ cho họ di cư sang Mỹ.

Ngày 11/12/1620, đoàn người hành hương tới Plymouth Rock, Massachusetts. Mùa đông đầu tiên vô cùng khắc nghiệt. Ngay từ cuối thu họ đã mất đi 46 người trong số 102 người khởi hành trên tầu Mayflower. Nhưng mùa gặt của năm 1621 lại là một mùa tốt đẹp. Những người còn sống sót quyết định làm tiệc ăn mừng có sự tham gia của 91 thổ dân da đỏ - những người đã giúp họ sống sót trong năm đầu. Đoàn di dân tin rằng họ không thể tồn tại được nếu không có người da đỏ giúp đỡ. Buổi tiệc được tiến hành theo phong tục cổ truyền mừng mùa màng của Anh chứ không đơn thuần chỉ là “tạ ơn” và kéo dài suốt 3 ngày.


Lúc đó, người đứng đầu cai quản vùng đất này - Thống đốc William Bradford đã cử 4 người vào rừng để săn chim, gà và ngỗng cho buổi tiệc. Không biết rõ gà rừng có phải là một phần chính cho bữa tiệc hay không nhưng chắc chắn là họ dùng thịt của một loài lông vũ. Danh từ “turkey” từ đó được những người di dân dùng cho những giống chim rừng.




Thêm một món mới mẻ sau này là bánh bí đỏ (pumpkin) được bầy trên những bàn ăn của ngày lễ Tạ ơn. Nhưng ở bữa tiệc đầu tiên, do không có bột mì cho nên bánh mì và các thứ bánh ngọt khác làm từ bột không được bày biện trên bàn. Thay vì vậy, họ ăn bí đỏ luộc, và làm bánh chiên bằng bột ngô. Lúc đó trên bàn cũng không có sữa, nước táo, khoai tây hay bơ như sau này, vì họ chưa nuôi được bò để có sữa. Nhưng bữa tiệc cũng thêm phần thịnh soạn vì có thêm cá, trái dâu, rau cải soong, tôm hùm, thịt chim rừng, trái cây khô và trái mận tươi.

 

Người Mĩ làm gì trong ngày Lễ Tạ Ơn

Xưa kia người Mỹ có thói quen dậy sớm vào ngày này để đặt một bữa tiệc gà Tây nướng trộn đậu que, bí đỏ... và mua vé xem bóng đá.

Nhưng giờ thói quen đấy cũng đã thay đổi, họ tranh thủ thời gian nghỉ ngơi và mua sắm. Vì thế, đây được xem là “kỳ nghỉ của gia đình”, khi mọi người có thời gian quây quần, đoàn tụ bên nhau. Những người đi làm xa cũng tranh thủ về thăm nhà. Lễ Tạ ơn cũng vì thế mà được xem là một trong những dịp mua sắm lớn nhất trong năm ở Mỹ.


 

Mùa mua sắm chính thức bắt đầu khi ngày lễ Tạ ơn kết thúc và kéo dài đến tận Noel. Ngày thứ 6 sau ngày lễ Tạ ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm, đến mức giới kinh doanh bán lẻ gọi đây là ngày “thứ 6 đen tối” (Black Friday). Ngày này, họ phải mở cửa từ khi mặt trời chưa ló rạng và phục vụ khách đến tận nửa đêm. Đây cũng là dịp để các nhà kinh doanh tranh thủ tung ra các chiêu khuyến mãi hấp dẫn. Hàng điện tử như điện thoại cầm tay, máy nghe nhạc, máy tính xách tay hay các dụng cụ gia đình lò viba, bếp điện từ và quần áo thời trang… là những mặt hàng được “chuộng” nhất. Không khi nào bạn mua hàng hiệu với giá “bèo” như trong dịp lễ Tạ ơn vì có nơi giảm giá đến gần 90% giá trị món hàng.



 

Dân du lịch khắp nơi có dịp đến Mỹ mùa này cũng tranh thủ đi mua hàng các outlet, mall để thỏa sức mua sắm với giá cực rẻ. Thậm chí, các công ty du lịch chuyên tour Mỹ như Du lịch Carnival tổ chức hẳn đường tour mua sắm Mỹ nhân mùa lễ Tạ ơn. Nhà tour chọn lọc những điểm mua sắm nổi tiếng như: Las Vegas Premium outlet, Fashion outlet, Nordstrom, Macy’s… để bạn tha hồ chọn lựa. Bạn sẽ bất ngờ khi mua hàng hiệu chính hãng như: Adidas, Ann Taylor, A/X Armani Exchange, Coach, Guess, Lacoste, Polo Ralph Lauren… với giá giảm đặc biệt, từ 25-65% giá trị món hàng.


 

Source: dantri, vietbao