Planet vs. Plastics - Global Theme for Earth Day 2024
Th.hai, 22/04/2024, 15:21 Lượt xem: 990

Planet vs. Plastics - Global Theme for Earth Day 2024
 

 

Planet vs. Plastics unites students, parents, businesses, governments, churches, unions, individuals, and NGOs in an unwavering commitment to call for the end of plastics for the sake of human and planetary health, demanding a 60% reduction in the production of plastics by 2040 and an ultimate goal of building a plastic-free future for generations to come. 
 

To achieve a 60% reduction by 2040, EARTHDAY.ORG’s goals are: (1) promoting widespread public awareness of the damage done by plastic to human, animal, and all biodiversity’s health and demanding more research be conducted on its health implications, including the release of any and all information regarding its effects to the public; (2) rapidly phasing out all single-use plastics by 2030 and achieving this phase out commitment in the United Nations Treaty on Plastic Pollution in 2024; (3) demanding policies ending the scourge of fast fashion and the vast amount of plastic it produces and uses; and (4) investing in innovative technologies and materials to build a plastic-free world.
 

“The Planet vs. Plastics campaign is a call to arms, a demand that we act now to end the scourge of plastics and safeguard the health of every living being upon our planet.”  
 

KATHLEEN ROGERS

President
 

“The word environment means what surrounds you. In the case of plastics, we have become the product itself – it flows through our bloodstream, adheres to our internal organs, and carries with it heavy metals known to cause cancer and disease. Now this once-thought amazing and useful product has become something else, and our health and that of all other living creatures hangs in the balance,” said Kathleen Rogers, President of EARTHDAY.ORG. “The Planet vs. Plastics campaign is a call to arms, a demand that we act now to end the scourge of plastics and safeguard the health of every living being upon our planet.”  
 

Plastics extend beyond an imminent environmental issue; they present a grave threat to human health as alarming as climate change. As plastics break down into microplastics, they release toxic chemicals into our food and water sources and circulate through the air we breathe. Plastic production now has grown to more than 380 million tons per year. More plastic has been produced in the last ten years than in the entire 20th century, and the industry plans to grow explosively for the indefinite future.

 

“All this plastic was produced by a petrochemical industry with an abysmal record of toxic emissions, spills, and explosions,” said Denis Hayes, Chair Emeritus of EARTHDAY.ORG. “Plastics are produced in polluting facilities that somehow seem to always be located in the poorest neighborhoods. Some plastics are lethal when combusted; other plastics transmit hormone-disrupting chemicals; and all plastics can starve birds and suffocate sea life. At every stage of their life cycles, from the oil well to the town dump, plastics are a dangerous blight.”
 

More than 500 billion plastic bags—one million bags per minute—were produced worldwide last year. Many plastic bags have a working life of a few minutes, followed by an afterlife of centuries. Even after plastics disintegrate, they remain as microplastics, minute particles permeating every niche of life on the planet. 

 

100 billion plastic beverage containers were sold last year in the United States. That’s more than 300 bottles per inhabitant. A few of them will be converted into park benches; none of them will be made into new plastic bottles and 95% of all plastics in the US won’t be recycled at all. Even 5% of plastics being recycled are “downcycling” to inferior products or shipped to poorer countries for “recycling”, leaving the demand for virgin plastic undiminished.  


People seldom think of water when they think of plastics. But making a plastic water bottle requires six times as much water as the bottle itself contains.
 

EARTHDAY.ORG demands the International Negotiating Committee on Plastic Pollution (INC) mandate the end of production of single-use plastic by 2030 in the Global Plastics Treaty. Moreover, it demands the treaty be implemented using the precautionary principle and the polluter pays doctrine. 
 

“All this plastic was produced by a petrochemical industry with an abysmal record of toxic emissions, spills, and explosions.”
 

DENIS HAYES

Chair Emeritus

 

The fast fashion industry annually produces over 100 billion garments. Overproduction and overconsumption have transformed the industry, leading to the disposability of fashion. People now buy 60% more clothing than 15 years ago, but each item is kept for only half as long. 
 

Approximately 85% of garments end up in landfills or incinerators, with only 1% being recycled. Nearly 70% of clothing is made from crude oil, resulting in the release of dangerous microfibers when washed and continued contribution to long-term pollution in landfills. 
 

Social injustice and fashion are directly intertwined, with exploitative working conditions, low wages, and widespread child labor. For far too long, the industry has relied on a fractured supply chain and an almost total lack of governmental regulation.  
 

[...]



 

Chủ đề Ngày Trái đất 2024: Nhà chung đối đầu Nhựa
 

Trái Đất phải đối mặt với những nguy cơ hiện hữu từ việc sản xuất và sử dụng nhựa tràn lan. Trong bài viết hôm nay, cùng IOE tìm hiểu chủ đề Ngày Trái đất 2024 - Nhà chung đối đầu Nhựa.

 

 

Chủ đề Nhà chung đối đầu Nhựa thúc đẩy sinh viên, phụ huynh, doanh nghiệp, chính phủ, nhà thờ, đoàn thể, cá nhân và tổ chức phi chính phủ cùng cam kết kêu gọi chấm dứt sử dụng nhựa vì sức khỏe con người và hành tinh, yêu cầu giảm 60% sản lượng nhựa nhựa vào năm 2040, hướng tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng một tương lai không có nhựa cho các thế hệ mai sau.

 

Để đạt được mức giảm 60% vào năm 2040, mục tiêu của EARTHDAY.ORG là: (1) nâng cao nhận thức rộng rãi của công chúng về tác hại do nhựa gây ra đối với con người, động vật và sức khỏe của tất cả sinh vật sống, đồng thời yêu cầu tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về tác động của nhựa lên sức khoẻ, bao gồm tất cả thông tin liên quan đến tác động của nhựa tới công chúng; (2) nhanh chóng loại bỏ dần tất cả các loại nhựa sử dụng một lần vào năm 2030 và đạt được cam kết này trong Hiệp ước Liên hợp quốc về Ô nhiễm nhựa vào năm 2024; (3) yêu cầu các chính sách chấm dứt tai họa của thời trang nhanh và lượng nhựa khổng lồ mà nó sản xuất và sử dụng; (4) đầu tư vào công nghệ và vật liệu tiên tiến để xây dựng một thế giới không có nhựa.
 

“Chiến dịch Nhà chung đối đầu Nhựa là một lời kêu gọi chung tay, một yêu cầu mà chúng ta phải hành động ngay lập tức để chấm dứt tai họa về nhựa và bảo vệ sức khỏe của mọi sinh vật trên hành tinh của chúng ta.”

 

KATHLEEN ROGERS

Chủ tịch

 

“Môi trường có nghĩa là những gì xung quanh chúng ta. Chúng ta thậm chí đã trở thành một sản phẩm của nhựa - bởi nó chảy qua máu, bám vào các cơ quan nội tạng của chúng ta và mang theo các kim loại nặng gây ung thư và bệnh tật. Giờ đây, vật liệu từng được cho là tuyệt vời này đã trở thành một mối đe doạ và sức khỏe của chúng ta cũng như của tất cả các sinh vật sống khác đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc,” Kathleen Rogers, Chủ tịch của EARTHDAY.ORG cho biết. “Chiến dịch Nhà chung đối đầu Nhựa là một lời kêu gọi chung tay, một yêu cầu mà chúng ta phải hành động ngay lập tức để chấm dứt tai họa về nhựa và bảo vệ sức khỏe của mọi sinh vật trên hành tinh này.”

 

Nhựa không chỉ là vấn đề môi trường tiềm tàng; chúng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và là một vấn đề đáng báo động như biến đổi khí hậu. Khi nhựa phân hủy thành vi nhựa, chúng giải phóng các hóa chất độc hại vào nguồn thực phẩm và nước của chúng ta và xâm nhập vào không khí chúng ta hít thở mỗi ngày. Sản lượng nhựa hiện nay đã tăng lên hơn 380 triệu tấn mỗi năm. Lượng nhựa được sản xuất trong mười năm qua nhiều hơn cả thế kỷ 20 và ngành công nghiệp này có kế hoạch phát triển bùng nổ trong tương lai bất định.

 

Denis Hayes, Chủ tịch danh dự của EARTHDAY.ORG cho biết: “Các loại nhựa này được sản xuất bởi ngành công nghiệp hóa dầu với nguy cơ tiềm ẩn cao từ lượng khí thải độc hại, sự cố tràn và cháy nổ. Nhựa được sản xuất tại các cơ sở gây ô nhiễm, thường nằm ở những khu vực dân cư nghèo. Một số loại nhựa có thể gây chết người khi bị đốt cháy; các loại nhựa khác truyền hóa chất gây rối loạn nội tiết tố; và tất cả các loại nhựa có thể khiến chim chết đói và làm sinh vật biển chết ngạt. Ở mọi giai đoạn trong vòng đời của chúng, từ giếng dầu đến bãi rác của thị trấn, nhựa đều là một mối nguy hiểm.”
 

Vào năm ngoái, có hơn 500 tỷ túi nhựa, hay có thể nói là một triệu túi mỗi phút, được sản xuất trên toàn thế giới. Nhiều túi nhựa chỉ được dùng trong vài phút sau đó bị vứt đi ngay lập tức. Ngay cả sau khi nhựa phân hủy, chúng vẫn tồn tại dưới dạng vi nhựa, những hạt nhỏ len lỏi vào mọi ngóc ngách cuộc sống.
 

Có tới 100 tỷ chai nhựa đã được bán ra tại Hoa Kỳ vào năm ngoái. Uớc chừng một người dân tiêu thụ khoảng 300 chai nhựa. Một số những chai nhựa này sẽ được chuyển đổi thành ghế đá công viên; không chai nhựa nào trong số này sẽ được dùng để sản xuất chai nhựa mới và 95% tổng số nhựa ở Mỹ sẽ không được tái chế. Thậm chí, 5% nhựa được tái chế đang được “tái chế” thành các sản phẩm kém chất lượng hoặc được chuyển đến các nước nghèo hơn để “tái chế”, khiến nhu cầu về nhựa nguyên chất không hề suy giảm.
 

Mọi người hiếm khi nghĩ đến nước khi nói về nhựa. Nhưng để làm ra một chai nhựa, chúng ta cần lượng nước gấp sáu lần lượng nước chứa trong chai.
 

EARTHDAY.ORG đề nghị Ủy ban đàm phán quốc tế về ô nhiễm nhựa (INC) yêu cầu chấm dứt sản xuất nhựa sử dụng một lần vào năm 2030 trong Hiệp ước Nhựa toàn cầu. Hơn nữa, hiệp hội yêu cầu hiệp ước phải được thực thi theo nguyên tắc phòng ngừa và người gây ô nhiễm phải trả tiền theo nguyên tắc pháp lý.
 

“Tất cả số nhựa này được sản xuất bởi ngành công nghiệp hóa dầu - một ngành đạt kỷ lục khủng khiếp về xả thải, sự cố tràn và các vụ nổ độc hại.”

 

DENIS HAYES

Chủ tịch danh dự
 

Ngành thời trang nhanh hàng năm sản xuất hơn 100 tỷ sản phẩm may mặc. Việc sản xuất và tiêu thụ quá mức đã làm thay đổi ngành công nghiệp, dẫn đến tình trạng “thời trang dùng một lần”. Mọi người hiện mua quần áo nhiều hơn 60% so với 15 năm trước, nhưng “tuổi thọ” của những món đồ này chỉ bằng một nửa.
 

Số phận của khoảng 85% số quần áo này được đưa vào bãi chôn lấp rác hoặc lò đốt, chỉ 1% số này được tái chế. Gần 70% số quần áo này được làm từ dầu thô, dẫn đến việc giải phóng các xơ vi mảnh nguy hiểm khi giặt và tiếp tục góp phần gây ô nhiễm lâu dài ở các bãi chôn lấp.
 

Bất công xã hội và thời trang nhanh tác động lên nhau, bởi người lao động trong ngành thời trang nhanh phải chịu đựng cảnh bị bóc lột, lương thấp; cùng với đó là nạn sử dụng lao động trẻ em tràn lan. Trong thời gian quá dài, ngành này tồn tại dựa vào chuỗi cung ứng đứt gãy và không tuân thủ các quy định mà chính phủ đề ra.

 

Có thể nói, nhựa chính là một mối nguy hại lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp lên Trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta. Hưởng ứng lời kêu gọi nhân ngày Trái Đất, chúng ta hãy cùng chung tay giảm thiểu sử dụng nhựa để bảo vệ hành tinh xanh này.


 

BTC IOE sưu tầm và biên dịch
 

Nguồn: https://www.earthday.org/planet-vs-plastics/