Popular Lunar New Year Traditions in Vietnam
Th.tư, 07/02/2024, 10:44 Lượt xem: 9472

Popular Lunar New Year Traditions in Vietnam

 

The festival which best epitomises Vietnam's cultural identity is the Lunar New Year or Tet, with a lot of meaningful customs and traditional special foods.

 

A tray of traditional Tet dishes offered to ancestors in a family in Hanoi (Photo: VNA)

 

Hanoi (VNA) - The festival which best epitomises Vietnam's cultural identity is the Lunar New Year or Tet, with a lot of meaningful customs and traditional special foods.

 

“Tet” is the phonetic deformation of "Tiet", a Sino-Vietnamese term which means "Joint of a bamboo stern" and in a wider sense, the "beginning of a period of the year". The passage from one period to the next may cause a meteorological disturbance (heat, rain, mist) that must be exercised by ritual sacrifices and festivities. There are many Tets throughout the year (Mid-Autumn Festival, Cold Food Festival, etc.). But the most significant of all is the "Vietnamese New Year", which marks the Lunar New Year.

 

For the Vietnamese people, the Lunar New Year is like a combination of Western Saint Sylvester, New Year's Day, Christmas, Easter and Thanksgiving. It is a festival of purity and renewal.
 

1. Cleaning and decorating homes

 

Homes are often cleaned and decorated before New Year's Eve. Children are in charge of sweeping and scrubbing the floor. The kitchen needs to be cleaned before the 23rd day of the last lunar month. Usually, the head of a family cleans the dust and ashes (from incense) from the ancestral altar. It is a common belief that cleaning the house will get rid of the bad fortunes associated with the old year. Some people would paint their houses and decorate them with festive items.
 

2. Getting new clothes

 

This is often the most exciting part of the Lunar New Year among children. Parents usually purchase new clothes and shoes for their children a month before the festival. However, children cannot wear their new clothes until the first day of Tet and onward. The best outfit is always worn on the first day of the year.
 

3. Farewell ceremony for the Kitchen Gods (Ong Tao)

 

Seven days (the 23rd day of the last lunar month) before Tet, each Vietnamese family offers a farewell ceremony for “Ong Tao” (Kitchen Gods) to go up to the Heaven Palace. Their task is to make an annual report to the Jade Emperor on the family's affairs throughout the year.

 

4. Giao Thua (Lunar New Year's Eve)

 

However, in a literal translation, it means "Passage from the Old to the New Year". It is a common belief among Vietnamese people that there are 12 sacred animals from the zodiac taking turns monitoring and controlling the affairs of the earth. Thus, Giao Thua (New Year's Eve) is the moment of seeing the old chief end his ruling term and pass his power to the new chief. “Giao Thua” is also the time for Ong Tao (Kitchen Gods) to return to the earth after making the report to the Jade Emperor. Every single family should offer an open-air ceremony to welcome him back to their kitchen.

 

5. Xong dat (Aura of the Earth)
 

“Giao thua” is the most sacred time of the year. Therefore, the first houseguest to offer the first greetings is very important. If that particular guest has a good aura (well respected, well educated, successful, famous, etc.), then the family believes that they will receive luck and good fortune throughout the year. The belief of “xong dat” remains nowadays, especially among families doing business.

 

6. Hoa mai and hoa dao (apricot and peach flowers)
 

Flower buds and blossoms are the symbols of a new beginning. These two distinctive flowers are widely sold and purchased for Tet. “Hoa mai” are the yellow apricot flowers often seen in the south. They are more adaptable to the hot weather of the southern region, thus, it is known as the primary flower in every home there. “Hoa dao” is the warm pink of the peach blossoms that match well with the dry, cold weather in the north. Tet is not Tet if there is no sight of “hoa mai” (south) or “hoa dao” (north) in every home.
 

7. Giving away lucky money in red envelopes
 

This is a cultural practice that has been maintained for generations. Red envelopes symbolise luck and wealth. It is very common to see older people giving away red envelopes with lucky money inside to the younger ones. The older ones would return good advice and words of wisdom, encouraging the young to keep up with the schoolwork, live harmoniously with others, and obey their parents. This greeting ritual is known as “mung tuoi”, honouring the achievement of another year in one's life.
 

8. Making offerings for ancestors
 

This ceremony is held on the first day of the New Year before noontime. The head of a family should perform the proper ritual (offering food, wine, cakes, fruits, and burning incense) to invite the souls of the ancestors to join the celebration with the family. This is the time families pay tribute to their ancestors and pray for welfare.

 

9. Traditional special foods

 

One of the most traditional special foods for Tet is “banh chung” or square glutinous rice cake. “Banh Chung” is made of sticky rice, pork, and mung bean wrapped inside a special leaf called “dong” and boiled for about 12 hours. Making “banh chung” requires care and precision in every step. The rice and green beans have to be soaked in water for a day to make it stickier. The pork is usually seasoned with pepper for several hours. Squaring off and tying the cakes with bamboo strings require skilful hands to make it a perfect square. “Banh Chung” is a must among other foods to be placed on the ancestors’ altars during Tet./.
 

Phong tục đón Tết Nguyên Đán phổ biến ở Việt Nam

 

Lễ hội tiêu biểu nhất cho bản sắc văn hóa Việt Nam là Tết Nguyên đán với rất nhiều phong tục và món ăn truyền thống đặc sắc đầy ý nghĩa.
 

Mâm cơm Tết truyền thống dâng lên tổ tiên trong một gia đình ở Hà Nội (Ảnh: VNA)

 

Hà Nội (VNA) - Lễ hội tiêu biểu nhất cho bản sắc văn hóa Việt Nam chính là Tết Nguyên Đán mang nhiều phong tục, món ăn truyền thống đặc sắc và ý nghĩa.

 

“Tết” là biến âm của từ “Tiết”, một từ Hán Việt có nghĩa là “đốt tre” và hiểu rộng hơn là “sự khởi đầu của một năm”. Thời khắc giao mùa có thể dẫn đến hiện tượng thời tiết thất thường (nóng, mưa, sương mù) mà phải hoá giải bằng các lễ tế lễ và lễ hội. Có rất nhiều dịp Tết trong năm (Tết Trung thu, Tết Hàn thực, v.v.). Nhưng lễ tết quan trọng nhất trong số đó là “Tết Nguyên đán”, đánh dấu một năm mới.

 

Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán giống như sự kết hợp của lễ Thánh Sylvester phương Tây, ngày đầu năm mới, lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh và lễ tạ ơn. Đó là một lễ hội của sự thuần khiết và đổi mới.

 

1. Dọn dẹp và trang trí nhà cửa
 

Nhà cửa thường được dọn dẹp và trang trí trước đêm giao thừa. Trẻ em chịu trách nhiệm quét và lau sàn nhà. Nhà bếp cần được dọn dẹp trước ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Thông thường, người chủ gia đình sẽ lau sạch bụi và tro (tro sau khi đốt hương) trên bàn thờ tổ tiên. Người ta tin rằng việc dọn dẹp nhà cửa sẽ rũ bỏ những điều xui xẻo của năm cũ. Một số người sẽ sơn và trang trí nhà cửa bằng những đồ trang trí mang màu sắc lễ hội.
 

2. Mua quần áo mới

 

Đây là hoạt động thú vị nhất trong dịp Tết Nguyên đán đối với của trẻ em. Cha mẹ thường mua quần áo, giày dép mới cho con một tháng trước khi Tết đến. Tuy nhiên, trẻ em sẽ không mặc quần áo mới ngay mà sẽ mặc những bộ đồ đó từ mùng một Tết trở đi. Trang phục đẹp nhất luôn được mặc vào ngày đầu năm.

 

3. Lễ tiễn ông Công ông Táo

 

Bảy ngày trước Tết (tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch), mỗi gia đình Việt đều làm lễ tiễn ông Táo lên Thiên Cung. Nhiệm vụ của họ là báo cáo thường niên cho Ngọc Hoàng về công việc của gia đình trong suốt cả năm.

 

4. Giao Thừa 

 

“Giao Thừa” hiểu theo nghĩa đen thì nó có nghĩa là “từ năm cũ sang năm mới”. Người Việt Nam tin rằng có 12 con giáp linh thiêng thay phiên nhau giám sát và kiểm soát mọi việc trên trái đất. Như vậy, Giao Thừa là thời điểm chứng kiến con giáp cũ kết thúc nhiệm kỳ cai trị và chuyển giao quyền lực cho con giáp mới. “Giao Thừa” cũng là lúc Ông Táo trở về trần gian sau khi báo cáo với Ngọc Hoàng. Mỗi gia đình sẽ tổ chức một buổi cúng tế ngoài trời để chào đón ông Táo trở lại căn bếp của mình.

 

5. Xông đất 
 

Giao thừa là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm. Vì vậy, người khách đầu tiên đến thăm gia đình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu vị khách đặc biệt đó có phúc khí (được kính trọng, học hành tốt, thành đạt, nổi tiếng, v.v.) thì gia đình tin rằng họ sẽ nhận được may mắn và tài lộc trong suốt cả năm. Niềm tin vào việc xông đất vẫn còn tồn tại đến ngày nay, đặc biệt trong các gia đình làm kinh doanh.
 

6. Hoa mai và hoa đào

 

Nụ hoa và hoa là biểu tượng của một khởi đầu mới. Hoa đào và hoa mai được nhiều người mua bán vào dịp Tết. Hoa mai thường được trồng ở miền Nam. Loài hoa này thích nghi tốt với thời tiết nắng nóng của miền Nam nên được mệnh danh là loài hoa biểu tượng cho Tết trong các gia đình nơi đây. Hoa đào rất hợp với tiết trời hanh khô phía Bắc. Tết sẽ không trọn vẹn nếu không có hình ảnh hoa mai (miền nam) hay hoa đào (miền bắc) trong mỗi nhà.

 

7. Mừng tuổi
 

Đây là một nét văn hóa được duy trì qua nhiều thế hệ. Phong bao màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và giàu có. Những người lớn tuổi tặng phong bì màu đỏ đựng tiền lì xì bên trong cho những người trẻ tuổi hơn. Người lớn sẽ gửi những lời khuyên và những lời chúc tốt đẹp, khuyến khích người trẻ học tập tốt, sống hòa thuận với người khác và vâng lời cha mẹ. Nghi thức này được gọi là “mừng tuổi”, với mong muốn một năm mới đầy thành tựu tốt đẹp.

 

8. Cúng bái tổ tiên

 

Người Việt Nam cúng bái tổ tiên vào buổi sáng đầu tiên của năm mới. Gia chủ sẽ chuẩn bị đầy đủ nghi thức (cúng đồ ăn, rượu, bánh, trái cây và thắp hương) để mời linh hồn tổ tiên về cùng gia đình làm lễ. Đây là thời điểm các gia đình tỏ lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong sự an lành.

 

9. Món ăn truyền thống

 

Một trong những món ăn truyền thống vào dịp Tết là bánh chưng. Bánh Chưng được làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh được gói trong một chiếc lá đặc biệt gọi là “dong” và luộc trong khoảng 12 giờ. Làm bánh chưng đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác trong từng bước. Gạo và đậu xanh phải ngâm nước một ngày cho dẻo. Thịt lợn thường được ướp với hạt tiêu trong vài giờ. Việc gói bánh sao cho vuông góc và buộc những chiếc bánh đó bằng lạt tre đòi hỏi bàn tay khéo léo mới có thể tạo thành một chiếc bánh hoàn hảo. Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết./.

 

Nguồn: https://en.vietnamplus.vn/popular-lunar-new-year-traditions-in-vietnam/167762.vnp


BTC IOE sưu tầm và biên dịch