Sử dụng sách giáo khoa trong giảng dạy sao cho hiệu quả?
Th.năm, 17/07/2014, 10:49 Lượt xem: 4678

Hơn nữa, các cuốn sách giáo khoa luôn có kèm bài tập ứng dụng cho mỗi phần bài học giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị các ví dụ minh họa.

Nhưng đôi khi cả giáo viên lẫn học viên đều cảm thấy việc cứ học theo những gì được chuẩn bị và sắp xếp sẵn trong sách giáo khoa thì thật buồn tẻ và nhàm chán. Điều này có thể khiến cho mục đích tối cao của khoá học là phải hoàn thành các bài học và bài tập trong sách giáo khoa chứ không phải là học Tiếng Anh một cách hào hứng và hiệu quả.

Sau đây là một số cách các giáo viên thường áp dụng khi tình trạng này xảy ra nhằm tạo một bầu không khí mới cho lớp học:

1. Bạn vẫn giữ nguyên tất cả các nội dung trong bài học nhưng bạn hãy thử giảng dạy theo một trật tự khác với sách giáo khoa.

2. Bạn chỉ coi sách giáo khoa là một tài liệu tham khảo và thay vào đó, bạn sẽ tìm một cuốn sách khác để giảng dạy trên lớp.  

3. Bạn hãy hỏi học viên câu hỏi “Which unit shall we start today?” (Hôm nay chúng ta sẽ học bài gì?) thay cho câu hỏi “What’s next?” (Bài tiếp theo là gì?). Đây cũng là một cách để hỏi ý kiến học viên xem họ muốn học điều gì vào buổi học hôm nay thay vì áp đặt trật tự bài học như trong sách giáo khoa.

4. Bạn hãy chia học viên thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ phụ trách “giảng” cho cả lớp một bài học trong sách giáo khoa. Để làm được điều này, bạn cần cung cấp cho từng nhóm phần giáo án của bạn. Đây cũng là một gợi ý rất tốt để tất cả các học viên cùng tham gia vào việc chuẩn bị và hoàn thành các bài học trong sách giáo khoa. Bạn cũng có thể tham khảo được những cách giảng dạy khá độc đáo của chính các học viên. Với cách làm này, vào cuối mỗi buổi học, bạn sẽ tổng kết lại bài học trong ngày hoặc giải đáp những phần học viên còn vướng mắc.

5. Với các bài tổng kết, bạn có thể cho từng nhóm học viên cùng chuẩn bị với nhau. Yêu cầu từng nhóm phụ trách một bài đã học trong sách giáo khoa để chuẩn bị bài tập hoặc giải đáp thắc mắc cho cả lớp. Đây sẽ không phải là buổi diễn lại những gì bạn đã giảng trên lớp mà phải là một buổi thực hành thú vị. Bạn sẽ thấy được học viên thực sự hiểu vấn đề bạn đã giảng đến đâu cũng như những lỗ hổng kiến thức (nếu có).

6. Vào đầu khoá học, bạn nên giới thiệu cuốn sách giáo khoa sẽ được sử dụng và đặt ra một số câu hỏi cho học viên để biết được những gì họ hào hứng muốn tìm hiểu. Ví dụ: “We have been given this coursebook to use this year. What shall we do with it? Shall we make it the basis of all our work? Shall we use it for half the lessons? What bits shall we leave out? What do you think?” (Đây là cuốn sách giáo khoa của năm nay. Chúng ta sẽ làm gì với nó? Coi đó là cơ sở cho tất cả các buổi học? Chỉ sử dụng nó trong một nửa số buổi học? Những phần nào có thể bỏ qua? Ý kiến riêng của bạn là gì?)

7. Sau một vài buổi học bạn thực hiện theo những gì học viên yêu cầu, bạn hãy hỏi lại xem đó có phải là những điều họ thực sự muốn học và cần phải thay đổi những gì để bài học hứng thú hơn?

8. Vào cuối khoá học, bạn hãy làm một bản điều tra về chất lượng học tập cũng như ý kiến của học viên về phương pháp học tập và giảng dạy. Hãy sử dụng kết quả của bản điều tra này như một gợi ý cho các khoá học tiếp theo.

Trên đây chỉ là một vài gợi ý nho nhỏ trong việc sử dụng sách giáo khoa. Bạn có thể tham khảo những gợi ý này để có thể sử dụng sách giáo khoa một cách hiệu quả.

 

Source: Hương Quỳnh