I. Trắc nghiệm khách quan:
Viết một cụm từ bạn cần dạy lên bảng (“That’s none of your business” chẳng hạn) và đưa ra 4 tình huống khác nhau có thể là ngữ cảnh sử dụng thích hợp của nó. Nhiệm vụ của học sinh là tìm ra ngữ cảnh thích hợp của cụm từ cũng như loại trừ những phương án trả lời không thích hợp kèm theo lời giải thích cho lựa chọn của họ. Bạn có thể dùng tình huống ấy làm ngữ cảnh cho một nhiệm vụ học tập và yêu cầu học sinh phát triển nó thành một bài hội thoại ngắn khai thác cụm từ vừa học.
II. Liệt kê:
Viết một cụm từ lên bảng (“Hold on” chẳng hạn) và yêu cầu học sinh liệt kê ra những tình huống có thể sử dụng cụm từ đó. Sau đó tiến hành những nhiệm vụ học tập tương tự như hoạt động nêu trên.
III. Điền từ:
Dạng bài quen thuộc này cũng rất hữu dụng trong việc khai thác ngữ cảnh trong những tiết học từ vựng. Đầu tiên bạn vẫn tiến hành nhiệm vụ học tập này như thông thường. Sau đó chọn ra một hoặc hai câu có những cụm từ khó hay phổ biến nhưng chưa quen thuộc với học sinh. Bạn có thể đặt câu hỏi: “Người như thế nào có khả năng nói câu này nhất?” (Who was most likely to say it?). Bạn có thể đề xuất một vài phương án để học sinh chọn lựa hoặc đề nghị họ đưa ra ví dụ riêng của mình.
IV. Hội thoại:
Đưa ra một đoạn hội thoại cùng với một nhiệm vụ học tập tập trung sự chú ý của học sinh vào một từ hay cụm từ nào đó. Cho học sinh đọc đồng thanh bài hội thoại và sau đó chia chúng thành các nhóm nhỏ. Các nhóm này sẽ phải tìm câu trả lời cho những câu hỏi như:
+ Who are the two people? Make up their names?
(Hai nhân vật trong bài hội thoại là ai? Thử đặt cho họ hai cái tên mà bạn cho là thích hợp).
+ How old are they?
(Họ bao nhiêu tuổi?)
+ What is their relationship?
(Họ có quan hệ như thế nào?)
+ Where are they?
(Họ đang ở đâu?)
+ What time is it?
(Lúc đó là khoảng mấy giờ?)
+ Why………..?
(Tại sao…………………)
Khi học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ học tập, hãy ghép hai nhóm làm một và yêu cầu họ trao đổi câu trả lời của mình. Mục đích của bước này là tìm ra những mâu thuẫn về mặt lô-gic trong những câu trả lời và giải thích chúng bằng những lập luận thuyết phục. Học sinh có thể tự lập ra những nhóm mới và tiếp tục thảo luận cho tới khi họ cảm thấy những phương án đưa ra thoả đáng và đủ chặt chẽ để trình bày trước cả lớp. Nếu có thể, hãy biến những tình huống mà học sinh đề xuất thành những đoạn tiểu phẩm nho nhỏ mà diễn viên là những học sinh.
Những bộ phim truyền hình dài tập hay những bộ phim lãng mạn là một nguồn khẩu ngữ rất phong phú mà bạn có thể sử dụng trong hoạt động học tập này. Với bộ phim nổi tiếng của Hollywood bạn có thể tìm thấy phần phụ đề đầy đủ và do đó việc soạn bài cũng sẽ dễ dàng hơn. Nhưng bạn cũng phải hết sức cẩn trọng vì có thể học sinh biết rõ một cảnh nào đó và chúng sẽ không hề động não suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Như vậy nó sẽ không phát huy được hiệu quả tối đa trong việc kích thích trí tưởng tượng của học sinh.
Khác với ba hoạt động đầu tiên, hoạt động thứ tư không thể áp dụng cho học viên ở mọi trình độ. Nó chỉ có thể áp dụng với những học viên trình độ sơ cấp (intermediate) trở lên vì hoạt động này đòi hỏi khả năng hiểu ngôn ngữ nguồn ở trình độ cao cũng như khả năng phản ứng nhanh khi có mâu thuẫn về ý kiến nảy sinh. Tuy nhiên nó lại tạo ra nhiều cơ hội để học sinh tham gia vào những cuộc thảo luận giúp họ phát triển câu chuyện và điều chỉnh sao cho chúng mạch lạc và phù hợp với đơn vị ngôn ngữ được trình bày.
Source: Diệu Linh