Hãy lắng nghe tiếng nói từ những sự im lặng đó!
Điều thứ 1: Em thấy có nhiều từ mới quá!
Hãy xem bạn có cung cấp một loạt các từ mới hay là đưa ra một list vừa phải khoảng 5-6 từ? Khi giải thích bạn có tự nhận ra từ nào học sinh có thể sẽ không hiểu không? Những học sinh quá nhút nhát sẽ không để lộ ra rằng các em sợ bị chê cười khi nếu nói rằng mình không hiểu một phần nhỏ những lời giải thích của giáo viên. Hãy luôn cung cấp từ mới một cách hợp lí (khoảng 5-6 từ) và trước khi bắt đầu một task mới hoặc bài đọc, đừng quên kiểm tra xem liệu các em có hiểu hết các từ trong bài.
Điều thứ 2: Bài này khó quá ạ. Em cùng làm với bạn được không ạ?
Một số học sinh thường bị choáng ngợp bởi bài tập và task. Các em thường học tốt hơn nếu như được làm bài cùng với các bạn khác. Chúng ta không nên coi thường tầm quan trọng của pair work và team work. Phần lớn học sinh rất yêu thích làm việc nhóm và học được rất nhiều từ đó. Không phải task nào cũng cần pair work và team work nhưng đừng bao giờ để học sinh của bạn một mình vật lộn với tất cả các bài tập và các hoạt động trong lớp.
Điều thứ 3: Đừng cứ soi xét em!
Một số học sinh thích được tỏa sáng, làm trung tâm của sự chú, một số khác lại thích làm nền trong bức tranh đó hơn. Nếu như bạn thấy, hoặc cảm nhận được rằng học sinh của mình đang mắc ở một bài tập hay không tìm ra câu trả lời, đừng ép buộc học sinh đó phải đứng trước lớp để đưa ra lời giải đáp. Hãy chuyển sự chú ý sang những học sinh ở cuối lớp, và kiểm tra các em có hiểu câu hỏi hoặc nhiệm vụ hay không.
Điều thứ 4: Xin hãy kiên nhẫn với em. Em đang cố gắng hết sức rồi.
Chắc hẳn bạn đã từng thấy học sinh của mình nói rằng “Em không hiểu bài này/điều này lắm” và hẳn bạn cũng giải thích. Tuy nhiên, dù cho bạn có cố gắng đến đâu, học sinh đó trông vẫn rất ngơ ngác trước những lời “vàng, ngọc” của bạn. Hãy luôn kiên nhẫn, thử mọi cách ban có thể để học sinh có thể hiểu rõ vấn đề. Nếu như học sinh đó vẫn chưa thể hiểu, hãy sắp xếp thời gian để nói lại vấn đề thắc mắc đó trước cả lớp, vì có thể đó không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là của cả tập thể.
Điều thứ 5: Em cần thời gian để đưa ra câu trả lời chính xác!
Chúng ta thường không thích phải chờ đợi câu trả lời quá lâu. Tuy nhiên, là giáo viên chúng ta cần hiều rằng có những câu hỏi mà học sinh không thể trả lời nhanh như ta mong đợi. Hãy cho học sinh của mình thêm thời gian hoặc đưa ra những lời gợi ý để hướng học sinh đi đúng hướng.
Điều thứ 6: Em không quan tâm tới cái ông Smith nào đó trong sách. Chán lắm ạ!
Nguyên nhân của 9/10 lần học sinh cảm thấy chán là do giáo trình. Học sinh thường thấy những nhân vật tưởng tượng trong các cuộc hội thoại về gia đình, công việc nhàm chán. Do đó, đừng bao giờ chỉ dạy những gì có trong sách, đôi khi bạn cũng cần phải thay đổi để tạo hứng thú cho học sinh.
Điều thứ 7: Em không hiểu những chữ viết trên bảng kia là gì cả!
Học sinh sẽ phải luôn chép lại những gì giáo viên ghi trên bảng và nói chuyện với nhau. Và những gì các em nói với nhau có thể là “Câu hỏi kia viết như thế nào đó?” “Chữ kia là chứ gì vậy?” Hãy luôn hỏi lại học sinh xem các em xem chữ của bạn có dễ nhìn không hoặc đọc lại tất cả những gì bạn đã viết ra. Bên cạnh đó cũng đừng quên sử dụng handout cho những bài viết dài để tiết kiệm thời gian.