New Year’s food traditions around the world
Th.Bảy, 30/12/2023, 13:04 Lượt xem: 18045

New Year’s food traditions around the world

 

New Year’s Day is meant for fresh starts. But maybe even more, it’s meant for food. As the new year arrives around the world, special desserts abound, as do long noodles (representing long life), field peas (representing coins), herring (representing abundance) and pigs (representing good luck). The particulars vary, but the general theme is the same: Enjoy food and drink to usher in a year of prosperity. Here are 10 good-luck servings of New Year’s food traditions around the world:

 

1. Hoppin’ John, American South

 

Field peas or black-eyed peas are the base for Hoppin' John.

 

A major New Year’s food tradition in the American South, Hoppin’ John is a dish of pork-flavored field peas or black-eyed peas (symbolizing coins) and rice, frequently served with collards or other cooked greens (as they’re the color of money) and cornbread (the color of gold). The dish is said to bring good luck in the new year.

 

Different folklore traces the history and the name of this meal, but the current dish has its roots in African and West Indian traditions and was most likely brought over by slaves to North America. A recipe for Hoppin’ John appears as early as 1847 in Sarah Rutledge’s “The Carolina Housewife” and has been reinterpreted over the centuries by home and professional chefs.

 

The dish reportedly got its name in Charleston, South Carolina, and it is a veritable staple of Lowcountry cooking.

 

2. Twelve grapes, Spain

 

In Spain, they bring in the new year with 12 grapes. The tradition has spread to many Spanish-speaking countries.

 

The people of Spain traditionally watch a broadcast from Puerta del Sol in Madrid, where revelers gather in front of the square’s clock tower to ring in the New Year.

 

Those out in the square and those watching at home partake in an unusual annual tradition: At the stroke of midnight, they eat one grape for every toll of the clock bell. Some even prep their grapes – peeling and seeding them – to make sure they will be as efficient as possible when midnight comes.

 

The custom began at the turn of the 20th century and was purportedly thought up by grape producers in the southern part of the country with a bumper crop. Since then, the tradition has spread to many Spanish-speaking nations.

 

3. Tamales, Mexico

 

Tamales get special attention in Mexico during the holiday season.

 

Tamales, corn dough stuffed with meat, cheese and other delicious additions and wrapped in a banana leaf or a corn husk, make appearances at pretty much every special occasion in Mexico. But the holiday season is an especially favored time for the food.

 

In many families, groups of women gather together to make hundreds of the little packets – with each person in charge of one aspect of the cooking process – to hand out to friends, family and neighbors. On New Year’s, it’s often served with menudo, a tripe and hominy soup that is famously good for hangovers.

 

Those who live in cities with large Mexican populations shouldn’t have much trouble finding restaurants selling tamales to go for New Year’s Eve and Day. In Mexico City, steamed tamales are sold from vendors on street corners day and night.

 

4. Oliebollen, Netherlands

 

An oliebol is a doughnut-like product, traditionally made and consumed in the Netherlands during the New Year's celebrations.

 

In the Netherlands, fried oil balls, or oliebollen, are sold by street carts and are traditionally consumed on New Year’s Eve and at special celebratory fairs. They are doughnut-like dumplings, made by dropping a scoop of dough spiked with currants or raisins into a deep fryer and then dusted with powdered sugar.

 

In Amsterdam, be on the lookout for Oliebollenkraams, little temporary shacks or trailers on the street selling packets of hot fried oliebollen.

 

5. Marzipanschwein or Glücksschwein, Austria and Germany

 

Fresh marzipan made in the shape of little pigges.

 

Austria and neighbor Germany call New Year’s Eve Sylvesterabend, or the eve of Saint Sylvester. Austrian revelers drink a red wine punch with cinnamon and spices, eat suckling pig for dinner and decorate the table with little pigs made of marzipan, called marzipanschwein.

 

Good luck pigs, or Glücksschwein, which are made of all sorts of things, are also common gifts throughout both Austria and Germany.

 

6. Soba noodles, Japan

 

Many Japanese slurp down bowls of delicious Soba noodles to welcome the new year.

 

In Japanese households, families eat buckwheat soba noodles, or toshikoshi soba, at midnight on New Year’s Eve to bid farewell to the year gone by and welcome the year to come. The tradition dates back to the 17th century, and the long noodles symbolize longevity and prosperity.

 

In another custom called mochitsuki, friends and family spend the day before New Year’s pounding mochi rice cakes. Sweet, glutinous rice is washed, soaked, steamed and pounded into a smooth mass. Then guests take turns pinching off pieces to make into small buns that are later eaten for dessert.

 

7. King cake, around the globe

 

The French do enjoy their galette des rois.

 

The tradition of a New Year’s cake is one that spans countless cultures. The Greeks have the Vasilopita, the French the gateau or galette des rois. Mexicans have the Rosca de Reyes and Bulgarians enjoy the banitsa.

 

Most of the cakes are consumed at midnight on New Year’s Eve – though some cultures cut their cake on Christmas or the Epiphany, January 6 – and include a hidden gold coin or figure, which symbolizes a prosperous year for whomever finds it in their slice.

 

8. Cotechino con lenticchie, Italy

 

Cotechino con lenticchie is the yummy Italian pairing of sausage and lentils.

 

Italians celebrate New Year’s Eve with La Festa di San Silvestro, often commencing with a traditional cotechino con lenticchie, a sausage and lentil stew that is said to bring good luck (the lentils represent money and good fortune) and, in certain households, zampone, a stuffed pig’s trotter.

 

The meal ends with chiacchiere – balls of fried dough that are rolled in honey and powdered sugar – and prosecco. The dishes find their roots in Modena, but New Year’s Eve feasts thrive across the country.

 

9. Pickled herring, Poland and Scandinavia

 

Rolled herring in vinegar, served with onions and pickles.

 

Because herring is in abundance in Poland and parts of Scandinavia and because of their silver coloring, many in those nations eat pickled herring at the stroke of midnight to bring a year of prosperity and bounty. Some eat pickled herring in cream sauce while others have it with onions.

 

One special Polish New Year’s Eve preparation of pickled herring, called Sledzie Marynowane, is made by soaking whole salt herrings in water for 24 hours and then layering them in a jar with onions, allspice, sugar and white vinegar.

 

Scandinavians will often include herring in a larger midnight smorgasbord with smoked and pickled fish, pate and meatballs.

 

10. Kransekage, Denmark and Norway

 

This is a traditional Norwegian marzipan ring cake.

 

Kransekage, literally wreath cake, is a cake tower composed of many concentric rings of cake layered atop one another, and they are made for New Year’s Eve and other special occasions in Denmark and Norway.

 

The cake is made using marzipan, often with a bottle of wine or Aquavit in the center and can be decorated with ornaments, flags and crackers.

 

Những món ăn truyền thống năm mới trên khắp thế giới

 

Năm mới tượng trưng cho những khởi đầu mới. Nhưng trên hết, không thể bỏ qua những món ăn ngon vào dịp này.  Khi năm mới đến, có rất nhiều món tráng miệng đặc biệt cũng như mì (tượng trưng cho sự trường thọ), đậu Hà Lan (tượng trưng cho tiền tài), cá trích (tượng trưng cho sự dồi dào) và lợn (tượng trưng cho sự may mắn). Hình tượng có thể khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa chung: Thưởng thức đồ ăn và thức uống để báo hiệu một năm thịnh vượng. Dưới đây là 10 món ăn mang lại may mắn trong ẩm thực truyền thống ngày đầu năm mới trên khắp thế giới:

 

1. Hoppin’ John, miền Nam Hoa Kỳ

 

Đậu Hà Lan hoặc đậu mắt đen là nguyên liệu chính để nấu Hoppin' John.

 

Là một món ăn truyền thống của năm mới ở miền Nam nước Mỹ, Hoppin' John là một món gồm thịt lợn nấu với đậu Hà Lan hoặc đậu mắt đen (tượng trưng cho tiền tài) và cơm, thường được dùng kèm với cải rổ hoặc các loại rau xanh nấu chín khác (vì chúng có màu của đồng tiền) và bánh ngô (có màu vàng). Món ăn này được cho là sẽ mang lại may mắn trong năm mới.

 

Có nhiều câu chuyện dân gian khác nhau ghi lại lịch sử và tên của món ăn này, nhưng nó có nguồn gốc từ châu Phi và Tây Ấn Độ và rất có thể đã được nô lệ mang đến Bắc Mỹ. Công thức nấu món Hoppin' John xuất hiện sớm nhất vào năm 1847 trong cuốn "Bà nội trợ Carolina" của Sarah Rutledge và đã được các đầu bếp gia đình và chuyên nghiệp biến tấu lại qua nhiều thế kỷ.

 

Tên của món ăn này được cho là bắt nguồn ở Charleston, Nam Carolina và là món ăn chính của vùng Lowcountry.

 

2. 12 quả nho, Tây Ban Nha

 

Ở Tây Ban Nha, người ta đón năm mới bằng 12 quả nho. Truyền thống này đã lan rộng đến nhiều nước nói tiếng Tây Ban Nha.

 

Người dân Tây Ban Nha có truyền thống xem chương trình phát sóng từ Puerta del Sol ở Madrid, nơi mọi người tụ tập trước tháp đồng hồ của quảng trường để rung chuông chào năm mới.

 

Những người ở quảng trường và những người xem ở nhà cùng thực hiện một phong tục hàng năm: Khi đồng hồ điểm 12h, họ ăn một quả nho sau mỗi tiếng chuông đồng hồ. Một số thậm chí còn chuẩn bị những quả nho đã được gọt vỏ và bỏ hạt, để đảm bảo “năng suất” khi thời khắc giao thừa đến.

 

Phong tục này bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, bắt nguồn từ những người trồng nho ở miền nam đất nước khi họ có một vụ mùa bội thu. Kể từ đó, truyền thống này đã lan rộng đến nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha.

 

3. Tamales, Mexico

 

Mọi sự chú ý đều đổ dồn về món Tamales vào dịp nghỉ lễ tại Mexico.

 

Tamales, là món bánh làm từ bột ngô nhân thịt, pho mát và các nguyên liệu thơm ngon khác và được gói trong lá chuối hoặc vỏ ngô, xuất hiện ở hầu hết các dịp đặc biệt ở Mexico. Nhưng kỳ nghỉ lễ chính là thời điểm đặc biệt thích hợp để thưởng thức món ăn này.

 

Ở nhiều gia đình, phụ nữ tập hợp lại với nhau để làm hàng trăm chiếc bánh nhỏ - mỗi người phụ trách một khâu trong quá trình nấu nướng - để phân phát cho bạn bè, gia đình và hàng xóm. Vào dịp năm mới, món này thường được phục vụ cùng với menudo, một món súp nấu từ dạ dày bò và cháo hominy nổi tiếng rất bổ cho người say rượu.

 

Những người sống ở các thành phố có dân số Mexico đông đảo sẽ bắt gặp rất nhiều nhà hàng bán bánh tamales trong đêm giao thừa và ngày đầu năm mới. Ở Thành phố Mexico, bánh tamales hấp được những người bán hàng rong bày bán ở mọi góc phố cả ngày lẫn đêm.

 

4. Oliebollen, Hà Lan

 

Oliebol là một loại bánh giống như bánh rán, được người Hà Lan ăn trong lễ đón năm mới.

 

Ở Hà Lan, những chiếc bánh rán, hay còn gọi là oliebollen, được bán trên những chiếc xe hàng rong đường phố và thường được tiêu thụ nhiều vào đêm giao thừa và tại các hội chợ kỷ niệm đặc biệt. Chúng giống như những chiếc bánh bao rán, được làm bằng cách thả một muỗng bột có rắc nho chuỗi ngọc hoặc nho khô vào nồi chiên ngập dầu rồi rắc lên trên một lớp đường bột.

 

Ở Amsterdam, hãy chú ý đến những căn lều tạm bợ hoặc xe kéo nhỏ trên phố bán những gói bánh oliebollen nóng hổi, được gọi là Oliebollenkraams.

 

5. Marzipanschwein / Glücksschwein, Áo và Đức

 

Bánh hạnh nhân tươi được làm theo hình những chú lợn con.

 

Áo và nước láng giềng Đức gọi đêm giao thừa là Sylvesterabend, hay dịp của thánh Sylvester. Những người Áo uống rượu vang đỏ với quế và gia vị, ăn lợn sữa cho bữa tối và trang trí bàn ăn với những chú lợn nhỏ làm bằng bánh hạnh nhân, được gọi là marzipanschwein.

 

Lợn may mắn, hay Glücksschwein, được làm từ nhiều loại nguyên liệu, cũng là những món quà phổ biến ở cả Áo và Đức.

 

6. Mỳ Soba, Nhật Bản

 

Nhiều người Nhật thưởng thức tô mì Soba thơm ngon để chào đón năm mới.

 

Các gia đình Nhật Bản ăn mì soba kiều mạch hay còn gọi là toshikoshi soba vào đêm giao thừa để tạm biệt một năm đã qua và chào đón một năm mới sắp đến. Truyền thống này có từ thế kỷ 17 và những sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng.

 

Người Nhật còn có một phong tục khác gọi là mochitsuki, khi đó, bạn bè và gia đình dành một ngày trước Tết để giã bánh gạo mochi. Gạo nếp ngọt vo sạch, ngâm nước, hấp chín rồi giã thành khối mịn. Sau đó, khách lần lượt ngắt từng miếng để làm thành những chiếc bánh nhỏ dùng để tráng miệng.

 

7. Bánh Hoàng đế, khắp thế giới

 

Người Pháp rất thích món galette des rois.

 

Truyền thống làm bánh năm mới trải dài trên vô số nền văn hóa. Người Hy Lạp có Vasilopita, người Pháp có galette des rois. Người Mexico có Rosca de Reyes và người Bulgaria thích banitsa.

 

Hầu hết các loại bánh được ăn vào đêm giao thừa - mặc dù một số nước cắt bánh vào dịp Giáng sinh hoặc Lễ hiển linh, ngày 6 tháng 1 - với một đồng xu hoặc hình tượng vàng ẩn giấu trong bánh. Người tìm thấy đồng xu hoặc tượng vàng trong lát bánh của mình sẽ có một năm thịnh vượng.

 

8. Cotechino con lenticchie, Ý

 

Cotechino con lenticchie là sự kết hợp tuyệt vời giữa xúc xích và đậu lăng của Ý.

 

Người Ý ăn mừng đêm giao thừa với La Festa di San Silvestro, thường bắt đầu bằng món cotechino con lenticchie truyền thống, một loại xúc xích và đậu lăng hầm được cho là mang lại may mắn (đậu lăng tượng trưng cho tiền bạc và vận may) và một số gia đình còn ăn cả zampone, một loại xúc xích chân giò nhồi thịt băm.

 

Bữa ăn kết thúc với món chiacchiere – là những viên bột chiên cuộn với mật ong và đường bột – và rượu prosecco. Các món ăn này có nguồn gốc từ Modena, nhưng lại phổ biếm trên khắp cả nước.

 

9. Cá trích muối, Ba Lan và Scandinavia

 

Cá trích cuộn ngâm dấm, ăn kèm hành và dưa chua.

 

Cá trích rất phổ biến ở Ba Lan và một số vùng của Scandinavia và vì chúng có màu bạc, nên nhiều người ở những quốc gia đó ăn cá trích ngâm vào đêm Giao thừa để cầu một năm thịnh vượng và bội thu. Một số người ăn cá trích ngâm sốt kem trong khi những người khác ăn kèm hành tây.

 

Một món ăn được đặc biệt chuẩn bị bằng cá trích muối vào đêm giao thừa của Ba Lan, gọi là Sledzie Marynowane, được làm bằng cách ngâm cá trích muối trong nước trong 24 giờ, sau đó xếp chúng vào lọ cùng với hành tây, hạt tiêu, đường và giấm trắng.

 

Người Scandinavi thường dùng cá trích trong bữa ăn nửa đêm với cá ngâm hun khói, pate và thịt viên.

 

10. Kransekage, Đan Mạch và Na Uy

 

Loại bánh vòng marzipan truyền thống của Na Uy.

 

Kransekage, nghĩa đen là bánh vòng hoa, là một tháp bánh bao gồm nhiều vòng bánh đồng tâm xếp chồng lên nhau và chúng được làm phục vụ cho đêm giao thừa cũng như các dịp đặc biệt khác ở Đan Mạch và Na Uy.

 

Tháp bánh thường được làm từ bánh hạnh nhân, thường có một chai rượu vang hoặc Aquavit ở giữa và có thể được trang trí bằng đồ trang trí, cờ và bánh quy giòn.

 

Trên đây là những món ăn truyền thống phổ biến dịp năm mới tại một số quốc gia trên thế giới. Nhân dịp năm mới 2024 đến gần, BTC IOE chúc các bạn học sinh một năm mới mạnh khoẻ, an khang.

 

Nguồn: https://edition.cnn.com/travel/article/new-years-food-traditions/index.html

 

 

BTC IOE sưu tầm và biên dịch